Loading


Mã số của thẩm kế viên hạng IV là gì? Thẩm kế viên hạng IV có những nhiệm vụ nào?

Mã số của thẩm kế viên hạng IV là gì? Thẩm kế viên hạng IV có những nhiệm vụ nào? Tiêu chuẩn, điều kiện chung để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xây dựng là gì?

Nội dung chính

    Mã số của thẩm kế viên hạng IV là gì? Thẩm kế viên hạng IV có những nhiệm vụ nào?

    Ngày 16/12/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng.

    Trong đó, khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định:

    Mã số, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng
    ...
    2. Nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên, bao gồm:
    a) Thẩm kế viên hạng I Mã số: V.04.02.04
    b) Thẩm kế viên hạng II Mã số: V.04.02.05
    c) Thẩm kế viên hạng III Mã số: V.04.02.06
    d) Thẩm kế viên hạng IV Mã số: V.04.02.07

    Căn cứ quy định này, mã số của thẩm kế viên hạng IV là V.04.02.07.

    Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2024/TT-BXD, thẩm kế viên hạng IV có các nhiệm vụ như sau:

    - Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thông thường trong công tác thiết kế, thẩm tra theo từng bộ môn, các công việc có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại theo một quy trình cụ thể;

    - Thực hiện nhiệm vụ quản lý quy trình thực hiện công tác thiết kế, thẩm tra trong phạm vi được giao theo sự hướng dẫn của chức danh thẩm kế viên hạng cao hơn;

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.

    Mã số của thẩm kế viên hạng IV là gì? Thẩm kế viên hạng IV có những nhiệm vụ nào?

    Mã số của thẩm kế viên hạng IV là gì? Thẩm kế viên hạng IV có những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)

    Thẩm kế viên hạng IV phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng nào?

    Khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định:

    Thẩm kế viên hạng IV
    ...
    2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
    a) Nắm được những nội dung cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế kỹ thuật của ngành và đơn vị;
    b) Nắm được các quy định về thủ tục hành chính, nghiệp vụ quản lý; nắm được những vấn đề cơ bản về quản lý xây dựng, tổ chức lao động khoa học và thông tin quản lý;
    c) Có kiến thức lý thuyết cơ sở về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực được phân công; có khả năng thực hành thông thạo các nhiệm vụ kỹ thuật thông thường được đảm nhiệm;
    d) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng, các trang thiết bị khác phục vụ thực hiện nhiệm vụ.
    3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
    a) Có trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực xây dựng;
    b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thẩm kế viên theo quy định.

    Như vậy, thẩm kế viên hạng IV phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như trên.

    Tiêu chuẩn, điều kiện chung để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xây dựng là gì?

    Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2024/TT-BXD, tiêu chuẩn, điều kiện chung để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xây dựng như sau:

    (1) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.

    (2) Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành của hạng dự xét thăng hạng quy định tại Thông tư 11/2024/TT-BXD.

    (3) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

    - Viên chức xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn). Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng II ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng;

    - Viên chức xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn).Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng hạng III ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

    Thông tư 11/2024/TT-BXD có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    41