Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất 2025? Mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai là bao nhiêu?

Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất 2025? Mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai là bao nhiêu? Nghĩa vụ chịu án phí tranh chấp đất đai thuộc về ai?

Nội dung chính

    Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất 2025? Mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai là bao nhiêu?

    Hiện nay, Mẫu đơn khởi kiện dân sự được áp dụng là Mẫu số 23-DS Đơn khởi kiện thuộc Danh mục 93 Biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 01/ 2017/NQ-HĐTP, như sau:

    Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất 2025

    Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất 2025

    Tải về Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất 2025.

    Xem chi tiết Mẫu đơn khởi kiện dân sự

    tại Nghị quyết 01/ 2017/NQ-HĐTP.

    Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    Trong khi đó, khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:

    Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
    2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
    Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

    Đồng thời, căn cứ Mục A Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về dân sự như sau:

    STT

    Tên án phí

    Mức thu

    1

    Đối với tranh chấp về dân sự không có giá ngạch

    300.000 đồng

    2

    Đối với tranh chấp về dân sự có giá ngạch

     

    2.1

    Từ 6.000.000 đồng trở xuống

    300.000 đồng

    2.2

    Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

    5% giá trị tài sản có tranh chấp

    2.3

    Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

    20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp

    2.4

    Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

    36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

    2.5

    Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

    72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

    2.6

    Từ trên 4.000.000.000 đồng

    112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

    Như vậy, tùy từng trường hợp, mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch hoặc bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch như trên.

    Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất 2025? Mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai là bao nhiêu?

    Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất 2025? Mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Nghĩa vụ chịu án phí tranh chấp đất đai thuộc về ai?

    Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:

    Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
    1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
    2. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
    3. Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
    4. Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
    5. Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

    Như đã trình bày ở nội dung trên, tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy, nghĩa vụ nộp tiền án phí đất đai được xác định như nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo quy định trên.

    Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã không?

    Khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Hòa giải tranh chấp đất đai
    ...
    2. Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:
    a) Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;
    b) Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
    c) Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;
    d) Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;
    đ) Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.
    ...

    Căn cứ quy định trên, tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

    saved-content
    unsaved-content
    71
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT