Mẫu đơn xin nghỉ phép của học sinh tiểu học, THCS, THPT
Nội dung chính
Mẫu đơn xin nghỉ phép của học sinh tiểu học, THCS, THPT
Dưới đây là một số mẫu đơn xin phép nghỉ học mới nhất năm 2025 dành cho học sinh các cấp tham khảo:
Tải về Mẫu đơn xin phép nghỉ của học sinh tiểu học, THCS, THPT mới nhất số 01
Tải về Mẫu đơn xin phép nghỉ của học sinh tiểu học, THCS, THPT mới nhất số 02
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép của học sinh tiểu học, THCS, THPT như sau:
(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ:
- Viết in hoa: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
- Dưới đó ghi: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc".
(2) Kính gửi:
- Ghi rõ: "Kính gửi Ban Giám hiệu trường..." và "Giáo viên chủ nhiệm lớp...".
- Thông tin học sinh:
+ Cung cấp đầy đủ thông tin như họ và tên, tên trường, lớp học, mã học sinh.
- Thời gian nghỉ học: Nêu rõ thời gian nghỉ học, ví dụ: "Từ ngày... đến ngày...".
(3) Lý do nghỉ học:
- Nêu cụ thể lý do xin nghỉ, chẳng hạn như ốm đau, gia đình có việc. Nếu nghỉ dài ngày, cần kèm theo giấy tờ xác nhận.
- Trường hợp đặc biệt:
+ Nếu nghỉ vì ốm đau kéo dài, cần có giấy chứng nhận của bác sĩ.
+ Nếu tham gia thi học sinh giỏi hoặc hoạt động khác do trường tổ chức, cần có giấy tờ từ ban tổ chức.
(4) Cam kết của học sinh:
- Hứa sẽ chép bài đầy đủ và học bù sau khi hết thời gian nghỉ.
- Cam kết hoàn thành các bài tập về nhà và tham gia các hoạt động ngoại khóa của lớp.
- Chữ ký: Chữ ký của học sinh và phụ huynh là cần thiết để xác nhận nội dung đơn.
Lưu ý khi viết đơn:
- Đơn phải được viết tay hoặc đánh máy rõ ràng, sạch sẽ.
- Nội dung cần đầy đủ, chính xác và súc tích.
- Lý do nghỉ học phải cụ thể và có căn cứ.
- Ghi rõ thời gian xin nghỉ học.
- Học sinh cần ký tên đầy đủ.
- Phụ huynh cần ký tên đồng ý cho con nghỉ học.
- Đơn cần được nộp cho giáo viên chủ nhiệm hoặc Ban Giám hiệu trước khi nghỉ học.
Mẫu đơn xin nghỉ phép của học sinh tiểu học, THCS, THPT (hình từ internet)
Học sinh được xin nghỉ học có phép bao nhiêu buổi?
Căn cứ Điều 12 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như sau:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.
Có thể thấy rằng học sinh sẽ không được nghỉ quá 45 buổi trong 1 năm học dù cho có phép hay không phép. Nếu nghỉ quá số buổi này học sinh sẽ không được lên lớp.
Như vậy, học sinh được nghỉ học có phép tối đa 45 buổi trong 1 năm học.