Tỉnh nào là trung tâm của phong trào Đồng Khởi?
Nội dung chính
Tỉnh nào là trung tâm của phong trào Đồng Khởi?
Phong trào Đồng Khởi là một sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam Việt Nam, với tỉnh Bến Tre được xem là trung tâm khởi phát. Vào đêm ngày 2 tháng 1 năm 1960, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã tổ chức một cuộc họp tại xã Tân Trung, quyết định phát động một tuần lễ toàn dân nổi dậy, tiêu diệt ác ôn, phá kìm kẹp, giải phóng nông thôn và làm chủ ruộng vườn, dự kiến từ ngày 17 đến 25 tháng 1. Điểm bùng phát được chọn là cù lao Minh, bao gồm ba huyện Minh Tân, Mỏ Cày và Thạnh Phú, với trọng điểm tại Mỏ Cày.
Sáng sớm ngày 17 tháng 1 năm 1960, theo kế hoạch, phong trào Đồng Khởi bùng nổ tại ba xã: Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Chỉ sau hai ngày, lực lượng cách mạng đã hoàn toàn kiểm soát các thôn, xã này. Tiểu đội Giải phóng quân đầu tiên của Bến Tre được thành lập trong vườn dừa tại xã Bình Khánh.
Sau đó, phong trào lan rộng sang huyện Giồng Trôm, tập trung tại các xã trọng điểm như Châu Hòa, Châu Bình và Phong Mỹ dưới sự lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Định. Trong vòng một tuần (từ ngày 17 đến 24 tháng 1), 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri và Thạnh Phú đã nổi dậy. Lực lượng cách mạng làm chủ nhiều thôn, trong đó hoàn toàn kiểm soát 22 xã.
Trước sự lan rộng của phong trào, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức phản công. Ngày 22 tháng 2, một đại đội từ Mỏ Cày tiến vào Phước Hiệp. Ngày 24 tháng 2, 3.000 quân được huy động tấn công ba xã trọng điểm (Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp). Quân và dân ba xã này đã sử dụng vũ khí thô sơ để chống trả, tiêu biểu là súng hơi. Cuộc tấn công của chính quyền đã thất bại. Từ Bến Tre, phong trào Đồng Khởi lan rộng khắp miền Nam, làm rung chuyển bộ máy chính quyền địa phương của Việt Nam Cộng hòa.
Thắng lợi của cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre không chỉ có ý nghĩa chính trị lịch sử sâu sắc, ghi đậm mốc son trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn là niềm tự hào, niềm tin và sức mạnh của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.
Tỉnh nào là trung tâm của phong trào Đồng Khởi? (Hình từ Internet)
Giáo viên dạy môn lịch sử ở trường trung học phổ thông có được dạy thêm ngoài nhà trường không?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Theo đó, việc dạy thêm ngoài nhà trường được các cá nhân, tổ chức có thu tiền học sinh phải thực hiện các yêu cầu theo quy định trên. Đồng thời, người dạy thêm ngoài nhà trường cũng phải đảm bảo các phẩm chức, đạo đức và năng lực chuyên môn của bản thân.
Ngoài ra, đối với các giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Như vậy, pháp luật không quy định về môn học được hoặc không được dạy thêm ngoài nhà trường mà tất cả các cá nhân, tổ chức khi muốn dạy thêm ngoài nhà trường có thu học phí chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện và yêu cầu như trên. Vậy nên, giáo viên môn lịch sử ở trường trung học phổ thông có quyền dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp luật quy định.