Loading


Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được quy định như thế nào?

Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được quy định như thế nào? Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự?

Nội dung chính

    Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 82 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự như sau:

    - Đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố thường xuyên phối hợp với đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự để nắm tình hình người bị tạm giữ, tạm giam; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của họ đối với quyết định, hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, kịp thời phát hiện vi phạm trong hoạt động khởi tố, điều tra và truy tố để khắc phục hoặc kiến nghị khắc phục.

    - Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố phải sao gửi ngay lệnh, quyết định cho Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự những trường hợp từ chối phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giam, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giữ, tạm giam để theo dõi và phối hợp thực hiện.

    Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

    Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự?

    Căn cứ tại Điều 83 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về quan hệ giữa thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự như sau:

    - Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án đồng thời thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm.

    - Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm thì việc phối hợp được thực hiện theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp?

    Căn cứ tại Điều 84 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về quan hệ giữa công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp như sau:

    - Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố phải phối hợp với đơn vị kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để nắm và kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quyết định và hành vi tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, quy định của pháp luật khác có liên quan, Quy chế này và các quy định khác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    - Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố phải thông báo cho đơn vị kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để theo dõi và phối hợp trả lời, giải thích cho người khiếu nại, tố cáo.

    Trách nhiệm thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố?

    Căn cứ tại Điều 86 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về trách nhiệm thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau:

    - Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.

    - Giao cho Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC.

    - Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung thì kịp thời báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh) để tổng hợp, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

    saved-content
    unsaved-content
    22