Loading


Một đối tượng thuộc cả hai nhóm giảm lệ phí nuôi con nuôi nước ngoài thì có được tính tổng hai mức giảm không?

Tôi đang định cư ở nước ngoài, 2 cháu tôi vừa mất cha mẹ giờ tôi muốn nhận nuôi cháu thì sẽ được giảm bao nhiêu lệ phí và thuộc cả 2 trường hợp thì có được cộng mức giảm lại không?

Nội dung chính

    Thuộc cả hai đối tượng giảm lệ phí nuôi con nuôi nước ngoài thì có được tính tổng mức giảm không?

    Căn cứ Điều 4 Nghị định số 114/2016/NĐ-CP quy định:

    Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi

    1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:

    a) Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

    b) Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;

    c) Người có công với cách mạng nhận con nuôi.

    2. Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:

    a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

    b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

    c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.

    3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

    Theo đó, trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau:

    - Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:

    (1) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

    (2) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

    (3) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm (1) , Điểm (2) thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm (1) , Điểm (2).

    - Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp bạn vừa là cô của các cháu và nhận cùng lúc từ 2 cháu thì thuộc cả 2 trường hợp được giảm lệ phí nuôi con nuôi.

    Tuy nhiên, theo quy định pháp luật trong trường hợp bạn thuộc cả 2 trường hợp được giảm lệ phí nuôi con nuôi nước ngoài thì bạn sẽ phải chọn áp dụng mức giảm của 1 trong 2 trường hợp. Do đó, bạn chỉ có thể lựa chọn giảm tông 50% cho việc nuôi con nuôi hoặc giảm 50% cho việc nuôi con nuôi đối với trẻ thứ 2.

    Một đối tượng thuộc cả hai nhóm giảm lệ phí nuôi con nuôi nước ngoài thì có được tính tổng hai mức giảm không? (Hình từ Internet)

    Cư trú ở nước ngoài thì có thể đóng lệ phí nuôi con nuôi tại đâu?

    Theo Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về cơ quan thu lệ phí như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước và lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.

    - Sở Tư pháp thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam.

    - Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; lệ phí cấp, gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.

    Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

    => Theo đó, bạn có thể đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để đóng lệ phí nuôi con nuôi.

    Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

    - Đơn xin nhận con nuôi;

    - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    - Phiếu lý lịch tư pháp;

    - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.

    saved-content
    unsaved-content
    20
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ