Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất theo Quyết định 101 2024 UBND Ninh Bình?

Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất theo Quyết định 101 2024 UBND Ninh Bình? Hủy hoại đất là gì, có bị nghiêm cấm trong đất đai không?

Nội dung chính

    Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất theo Quyết định 101 2024 UBND Ninh Bình?

    Ngày 25 tháng 11 năm 2024 Quyết định 101/2024/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình được ban hành nhằm quy định các trường hợp không có tính khả thi và mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 04/10/2024 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

    Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 101/2024/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình như sau:

    Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất
    1. Trường hợp làm suy giảm chất lượng đất:
    a) Đối với đất trồng lúa: Buộc áp dụng các biện pháp để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
    b) Đối với các loại đất khác thuộc nhóm đất nông nghiệp: Buộc khôi phục lại tầng đất canh tác đảm bảo đủ độ dày để canh tác đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định này; buộc loại bỏ các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay đất có thành phần khác ra khỏi diện tích đất vi phạm đảm bảo đủ chất lượng của đất để sản xuất nông nghiệp đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định này; buộc thực hiện các biện pháp để xử lý tình trạng xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp đồng thời cải tạo lại đất đảm bảo đủ chất lượng để sản xuất nông nghiệp đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định này.
    2. Trường hợp làm biến dạng địa hình của đất:
    a) Đối với đất trồng lúa: Buộc áp dụng các biện pháp để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
    b) Đối với các loại đất khác thuộc nhóm đất nông nghiệp: Buộc giữ nguyên theo hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm phát hiện vi phạm và có biện pháp để khôi phục lại tình trạng của đất phù hợp với mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm và đảm bảo không ảnh hưởng đến các thửa đất xung quanh.

    Như vậy, mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được xác định dựa trên loại đất và mức độ vi phạm theo quy định trên.

    Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất theo Quyết định 101 2024 UBND Ninh Bình? (Ảnh từ Internet)

    Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất theo Quyết định 101 2024 UBND Ninh Bình? (Ảnh từ Internet)

    Hủy hoại đất là gì, có bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2024 có quy định về khái niệm cảu hủy hoại đất.

    Theo đó, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

    Bên cạnh đó, tại Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
    1. Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
    2. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
    3. Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
    4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
    5. Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
    6. Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
    7. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
    8. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
    9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
    11. Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

    Như vậy, hành vi hủy hoại đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai.

    saved-content
    unsaved-content
    193
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT