Mức nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng

Mức nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng theo Quyết định 58/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng

Nội dung chính

    Mức nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng

    Căn cứ Điều 2 Quyết định 58/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng, mức nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng như sau:

    - Mức nộp tiền:

    Mức nộp tiền = 60% x Diện tích x Giá của loại đất trồng lúa

    Trong đó:

    (1) Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    (2) Giá của loại đất trồng lúa được tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

    - Số thu tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa được hạch toán vào thu ngân sách cấp tỉnh. Trình tự, thủ tục nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa (kể cả tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp) thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa.

    Mức nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng

    Mức nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng (Hình từ Internet) 

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan theo quy định tại Điều 3 Quyết định 58/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng như sau:

    (1) Sở Tài chính

    - Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, căn cứ kế hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

    - Xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác nhận và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định;

    (2) Sở Tài nguyên và Môi trường

    - Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc kê khai, kiểm tra việc thu nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trước khi tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo thẩm quyền; chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    - Hàng năm, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.

    (3) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

    - Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp;

    - Chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa phải nộp được phòng Tài nguyên và Môi trường xác nhận và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định;

    - Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch theo dõi số tiền nộp sau khi người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã nộp tiền sử dụng, bảo vệ phát triển đất trồng lúa theo đúng quy định;

    - Hàng năm, trên cơ sở diện tích đất lúa, kế hoạch sử dụng đất xây dựng dự toán số thu từ nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp gửi Sở Tài chính tổng hợp.

    Đất trồng lúa được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 182 Luật Đất đai 2024 quy định về đất trông lúa như sau:

    (1) Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên.

    (2) Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

    (3) Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ phì của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

    (4) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải thực hiện các quy định sau đây:

    - Có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt;

    - Nộp một khoản tiền theo quy định của pháp luật để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, trừ dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng;

    - Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.

    (5) Người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại theo quy định của pháp luật về trồng trọt; được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

    (6) Chính phủ quy định chi tiết.

    saved-content
    unsaved-content
    45
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT