Mục tiêu dự kiến đến năm 2030 Bà Rịa Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Nội dung chính
Mục tiêu tổng quát phát triển đến năm 2030 Bà Rịa Vũng Tàu sẽ đủ tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 16 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 1629/QĐ-TTg năm 2023 về phê duyệt quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kì 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục II Quyết định 1629/QĐ-TTg năm 2023 nêu rõ mục tiêu tổng quát để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện, trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của Vùng Đông Nam Bộ, là trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 05 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu của cả nước, đến năm 2030 cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu đô thị đa trung tâm, kết cấu hạ tầng giao thông đa phương thức. Duy trì vững chắc vị trí trong nhóm 10 địa phương có quy mô GRDP và tổng thu ngân sách nhà nước cao nhất cả nước; phát triển kinh tế hài hòa với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Mục tiêu dự kiến đến năm 2030 Bà Rịa Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (hình từ internet)
Căn cứ Mục IV Quyết định 1629/QĐ-TTg năm 2023 nêu ra như sau: Như vậy, phương án quy hoạch hệ thống đô thị và sắp xếp đơn vị hành chính các đô thị tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được quy định theo nội dung trên. Theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu phát triển của Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau: (1) Đến năm 2030: - Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển, có môi trường sống lành mạnh, có khả năng chống chịu, thích ứng nước biển dâng, biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường và giảm phát thải. - Phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có kiến trúc hiện đại, xanh, bản sắc. Phát triển các đô thị là "trung tâm" chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, làm động lực phát triển kinh tế các vùng đô thị tạo hiệu ứng “tích tụ”, “kết nối" và “liên kết” chặt chẽ với nông thôn tại các vùng trên địa bàn cả nước; tăng cường hợp tác quốc tế. Chất lượng sống tại các đô thị ở mức cao. - Phát triển nông thôn toàn diện, bền vững gắn với phát triển đô thị, đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp. Phát triển kinh tế, xã hội nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. (2) Tầm nhìn đến 2050 Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị châu Á - Thái Bình Dương, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng được ít nhất 05 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có môi trường sống kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị, văn minh, xanh, sạch, đẹp giàu bản sắc văn hóa dân tộc với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.Phương án quy hoạch hệ thống đô thị và phương án sắp xếp đơn vị hành chính các đô thị
IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU VỰC NÔNG THÔN
1. Phương án quy hoạch hệ thống đô thị
a) Hệ thống đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030
Phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại (bao gồm giao thông trên mặt đất, giao thông ngầm, giao thông trên cao), đảm bảo kết nối giữa các đô thị trong tỉnh và với các đô thị trong Vùng; phát triển đô thị gắn với bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Phấn đấu đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trò là một cực phát triển quan trọng trong hệ thống đô thị của Vùng Đông Nam Bộ; khu vực dự kiến thành lập thành phố đạt tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Trung ương được xác lập trên cơ sở các khu vực phát triển đô thị: Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ, Long Điền, Long Hải. Phát triển và hiện đại hóa các đô thị vệ tinh, đóng vai trò hạt nhân phát triển, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển các vùng ngoại thành, vùng ven biển và khu vực nông thôn với 08 đô thị loại V là: Ngãi Giao, Kim Long, Hòa Bình, Phước Bửu, Bình Châu, Hồ Tràm, Đất Đỏ, Phước Hải và 01 đô thị sinh thái biển đảo (Côn Đảo).
Sau năm 2030, nâng cấp 02 đô thị Ngãi Giao và Phước Bửu từ loại V lên loại IV; phát triển 02 đô thị mới loại V là Cù Bị và Suối Nghệ (tại huyện Châu Đức). Đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia, cửa ngõ ra biển chủ yếu của Vùng Đông Nam Bộ, cơ cấu đô thị đa trung tâm, với các trung tâm đô thị: Vũng Tàu - Phú Mỹ - Bà Rịa - Long Điền - Long Hải, được kết nối bằng hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, hiện đại (hệ thống đường đô thị và các tuyến Metro, MonoRail); hệ thống các đô thị vệ tinh quy mô phù hợp, chất lượng môi trường sống theo tiêu chuẩn đô thị xanh.
b) Định hướng phát triển tỉnh lỵ
Thành phố Bà Rịa là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong giai đoạn 2026-2030, thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính sẽ mở rộng thành phố trên cơ sở tiếp nhận một phần diện tích và dân số của thị xã Phú Mỹ để bảo đảm đủ tiêu chuẩn cả về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc tỉnh. Xây dựng phát triển thành phố đạt đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại II theo quy định về phân loại đô thị.
Sau năm 2030, Bà Rịa nằm ở vị trí trung tâm của khu vực dự kiến thành lập thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Trung ương.
(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)
2. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính các đô thị
Căn cứ các tiêu chuẩn theo quy định, giai đoạn 2023-2025: dự kiến sáp nhập xã Long Mỹ vào thị trấn Phước Hải (thuộc huyện Đất Đỏ). Giai đoạn 2026-2030: dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố Bà Rịa và thành phố mới Phú Mỹ; sáp nhập xã Phước Hưng vào thị trấn Long Hải.
Nội dung cụ thể về sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; xác định ranh giới, quy mô diện tích, dân số, tên gọi của từng đơn vị hành chính sẽ thực hiện theo Đề án trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Mục tiêu phát triển của Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn tầm nhìn đến năm 2050