Loading


Người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi trích xuất ra ngoài cơ sở giam giữ để phục vụ hoạt động tố tụng giữa cơ sở giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng được quản lý như thế nào?

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi trích xuất ra ngoài cơ sở giam giữ để phục vụ hoạt động tố tụng giữa cơ sở giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng được quản lý như thế nào?

Nội dung chính

    Người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi trích xuất ra ngoài cơ sở giam giữ để phục vụ hoạt động tố tụng giữa cơ sở giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng được quản lý như thế nào?

    Phối hợp quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi trích xuất ra ngoài cơ sở giam giữ để phục vụ hoạt động tố tụng giữa cơ sở giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

    - Trường hợp thực hiện lệnh trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra ngoài khu vực cơ sở giam giữ, cơ quan áp giải phải có kế hoạch áp giải, quản lý; việc giao, nhận phải lập biên bản, ghi rõ tình trạng sức khỏe của người đó và ghi vào sổ theo dõi; cơ sở giam giữ trao đổi những thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cán bộ có trách nhiệm áp giải, quản lý.

    Trường hợp trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam để phục vụ hoạt động Điều tra trong vụ án khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đó.

    - Khi hết thời hạn trích xuất hoặc chưa hết thời hạn trích xuất nhưng đã hoàn thành Mục đích trích xuất thì cơ quan có yêu cầu trích xuất, cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải bàn giao người được trích xuất cho cơ sở giam giữ; Thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định.

    Trường hợp hết thời hạn trích xuất, nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì cơ quan có yêu cầu trích xuất phải có lệnh gia hạn trích xuất, ghi rõ lý do; thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được dài hơn thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại và thông báo cho cơ sở giam giữ biết.

    - Trường hợp trích xuất nhiều người bị tạm giữ, người bị tạm giam cùng một lúc hoặc đối tượng phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm ra ngoài khu vực cơ sở giam giữ phục vụ hoạt động tố tụng thì cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải phải có kế hoạch để đảm bảo tuyệt đối an toàn.

     

    saved-content
    unsaved-content
    25