Loading


Người sử dụng lao động có thể trả tiền lương tháng 13 cho người lao động sau Tết Nguyên đán không?

Người sử dụng lao động có thể trả lương tháng 13 sau Tết Nguyên đán được không? Người lao động hưởng tiền lương tháng 13 có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Nội dung chính

    Người sử dụng lao động có thể trả tiền lương tháng 13 cho người lao động sau Tết Nguyên đán không?

    Hiện nay, lương tháng 13 vẫn chưa được pháp luật giải thích cụ thể định nghĩa như thế nào. Lương tháng 13 có thể được hiểu là khoản lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, thường được thưởng vào cuối năm.

    Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về vấn đề thưởng như sau:

    Thưởng
    1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
    2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

    Theo đó, nếu quy chế thưởng quy định việc chi trả tiền thưởng tiền lương tháng 13 sau dịp tết Nguyên đán thì người sử dụng lao động tiến hành chi trả sau dịp tết Nguyên đán là phù hợp với quy định pháp luật.

     

    Người sử dụng lao động có thể trả tiền lương tháng 13 cho người lao động sau Tết Nguyên đán không? (Hình từ Internet)

    Người sử dụng lao động không công bố quy chế thưởng lương tháng 13 cho người lao động trước khi thực hiện sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi người sử dụng lao động không công bố quy chế thưởng lương tháng 13 cho người lao động trước khi thực hiện như sau:

    Vi phạm quy định về tiền lương
    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
    b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
    c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
    d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
    đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

    Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

    Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
    1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Căn cứ quy định trên, nếu người sử dụng lao động là cá nhân khi không công bố quy chế thưởng lương tháng 13 cho người lao động trước khi thực hiện sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đối với người lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    Người lao động được hưởng tiền lương tháng 13 có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?

    Theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH nêu rõ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như:

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
    ...
    3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

    Như vậy, người lao động được hưởng tiền lương tháng 13 không phải đóng bảo hiểm xã hội.

    saved-content
    unsaved-content
    20
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ