Loading


Nguồn vốn cho vay ưu đãi được quản lý và sử dụng do ai chỉ định?

Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay ưu đãi do ai chỉ định thực hiện?

Nội dung chính

    Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi thông qua những nguồn nào?

    Căn cứ Điều 50 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định các nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi như sau:

    Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi
    1. Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội:
    a) Ngân sách nhà nước bố trí cấp 100% nguồn vốn, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng quy định tại Điều 25, Điều 26, khoản 1 Điều 47, khoản 3 Điều 71 của Nghị định này;
    b) Ngân sách nhà nước bố trí cấp 50% nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 77 của Luật Nhà ở;
    c) Nguồn vốn ủy thác từ Quỹ phát triển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở và từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với ngân sách cấp tỉnh), cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) quyết định để thực hiện mục tiêu, kế hoạch nhà ở xã hội tại địa phương.
    2. Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
    a) Nguồn vốn cho vay từ phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để cho vay nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 6 Điều 25 của Nghị định này. Nhà nước không cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý.
    b) Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để cho vay nhà ở xã hội theo các chương trình cho vay của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý.
    3. Nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách nhà nước:
    Căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh trong từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm làm cơ sở để ngân sách nhà nước cấp nguồn vốn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để cấp bù lãi suất cho đối tượng là chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân và cá nhân vay vốn để xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở để cho thuê theo quy định của Nghị định này vay vốn ưu đãi tại các tổ chức tín dụng. Mức lãi suất cấp bù do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính cho từng thời kỳ.
    4. Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng:
    a) Các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cho vay theo quy định tại các Chương trình tín dụng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
    b) Chính phủ sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA), vay ưu đãi nước ngoài để cho vay lại đối với tổ chức tín dụng được chỉ định để cho vay nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định này;
    c) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.

    Như vậy, nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm ngân sách nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các tổ chức tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    Nguồn vốn cho vay ưu đãi được quản lý và sử dụng do ai chỉ định?

    Căn cứ Điều 51 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay ưu đãi bao gồm:

    - Việc quản lý nguồn vốn và quản lý sử dụng vốn cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện.

    - Việc phân loại nợ và xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định về phân loại nợ và xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

    Do đó, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện.

    Nguồn vốn cho vay ưu đãi được quản lý và sử dụng do ai chỉ định? (hình từ internet)

    Nguồn vốn cho vay ưu đãi được quản lý và sử dụng do ai chỉ định? (hình từ internet)

    Điều kiện được vay vốn nhà ở xã hội

    Điều kiện để được vay vốn thuê, mua nhà ở xã hội căn cứ theo Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP và Luật Nhà ở 2023 như sau: 

    (1) Theo Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, các đối tượng để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội;

    - Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội;

    - Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;

    - Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.

    (2) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 76 của Luật Nhà ở 2023 để được vay vốn ưu đãi để xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện theo quy định tại Điều 76, Điều 110 của Luật Nhà ở 2023. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật Nhà ở 2023; mẫu giấy tờ theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

    - Có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn;

    - Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở;

    - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với công trình nhà ở cần xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa;

    - Có phương án tính toán giá thành, có giấy phép xây dựng đối với trường hợp yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật thì được xem xét cho vay vốn phù hợp với thời hạn được tồn tại của công trình. 

    - Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, các đối tượng để được vay vốn ưu đãi liên quan đến thuê mua nhà ở xã hội cần đáp ứng những điều kiện như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    61