Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư xây dựng khu công nghệ cao, kết cấu hạ tầng, phát triển rừng sản xuất thế nào?

Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư xây dựng khu công nghệ cao, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ như thế nào?

Nội dung chính

    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao thế nào?

    Căn cứ khoản 4 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi điểm c bởi điểm b khoản 33 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư quy định như sau:

    Chính sách đầu tư
    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
    ...
    4. Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao
    a) Nhân giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô, phôi sinh dưỡng; tạo giống mới bằng công nghệ biến nạp gen, công nghệ đột biến gen, công nghệ tế bào, công nghệ di truyền phân tử;
    b) Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sinh học, sử dụng vật liệu mới và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất cây giống quy mô công nghiệp, trồng và chăm sóc rừng;
    c) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng;
    đ) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong khai thác gỗ và lâm sản;
    đ) Nghiên cứu, ứng dụng, trình diễn công nghệ cao trong chế biến, bảo quản gỗ và lâm sản.
    ...

    Như vậy, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho hoạt động xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao cụ thể như sau:

    - Nhân giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô, phôi sinh dưỡng; tạo giống mới bằng công nghệ biến nạp gen, công nghệ đột biến gen, tế bào, và di truyền phân tử.

    - Nghiên cứu và phát triển cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sinh học, và sử dụng vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất cây giống quy mô công nghiệp, trồng và chăm sóc rừng.

    - Ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.

    - Nghiên cứu công nghệ cao trong khai thác gỗ và lâm sản.

    - Trình diễn và ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản gỗ và lâm sản.

    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư xây dựng khu công nghệ cao, kết cấu hạ tầng, phát triển rừng sản xuất thế nào?

    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư xây dựng khu công nghệ cao, kết cấu hạ tầng, phát triển rừng sản xuất thế nào? (Hình từ Internet)

    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thế nào?

    Căn cứ khoản 6 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 33 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư quy định như sau:

    Chính sách đầu tư
    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
    ...
    6. Xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
    a) Đường giao thông tính từ đường giao thông hiện có đến văn phòng của Ban quản lý rừng; đường lâm nghiệp: đường vận xuất, vận chuyển trong phạm vi ranh giới của Ban quản lý rừng; đường tuần tra bảo vệ rừng;
    b) Văn phòng làm việc, nhà công vụ cho cán bộ tạm trú, trạm bảo vệ rừng; trung tâm cứu hộ kết hợp chăn thả động vật hoang dã; trung tâm giáo dục môi trường kết hợp nhà khách; nhà bảo tàng động vật, thực vật rừng; các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học;
    c) Đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa rừng; kênh mương, cầu, cống, bể, bồn chứa nước, đập, hồ chứa và đường ống dẫn nước phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy rừng;
    d) Biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng;
    đ) Kho, bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng; bến tầu, thuyền đối với địa điểm văn phòng, trạm bảo vệ rừng nằm cạnh sông, biển;
    e) Hệ thống điện độc lập (điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ,...) trong trường hợp nơi đặt văn phòng ban quản lý rừng, trạm quản lý bảo vệ rừng không có hệ thống điện lưới quốc gia; hệ thống thông tin liên lạc;
    g) Các công trình phục vụ cho quản lý và bảo vệ rừng khác
    ...

    Theo đó, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cụ thể:

    - Đường giao thông từ đường hiện có đến văn phòng Ban quản lý rừng, đường lâm nghiệp (vận xuất, vận chuyển trong ranh giới Ban quản lý), và đường tuần tra bảo vệ rừng.

    - Cơ sở hạ tầng gồm văn phòng làm việc, nhà công vụ cho cán bộ, trạm bảo vệ rừng, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, trung tâm giáo dục môi trường kết hợp nhà khách, bảo tàng động vật, thực vật rừng, và các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học.

    - Phòng cháy chữa cháy rừng với đường ranh cản lửa, chòi canh, trạm quan sát, kênh mương, cầu cống, bể chứa nước, đập, hồ chứa và hệ thống dẫn nước.

    - Biển báo và cọc mốc ranh giới khu rừng.

    - Kho bãi tập kết vật liệu, công cụ phục vụ bảo vệ, phát triển rừng và bến tàu thuyền (đối với địa điểm cạnh sông, biển).

    - Hệ thống điện độc lập (như điện mặt trời, điện gió) và hệ thống thông tin liên lạc tại các khu vực không có điện lưới quốc gia.

    - Các công trình khác phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ rừng.

    Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên có phải là hoạt động được Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư không?

    Căn cứ khoản 9 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về chính sách đầu tư quy định như sau:

    Chính sách đầu tư
    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
    ...
    9. Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng.
    ...

    Như vậy, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng là hoạt động được Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư.

    saved-content
    unsaved-content
    31
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT