Loading


Nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu trong trường hợp nào?

Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm toàn bộ về thực hiện hợp đồng trong trường hợp nào? Được đề xuất thử nghiệm mô phỏng kiểm tra công trình đối với loại công trình nào?

Nội dung chính

    Nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu trong trường hợp nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Quản lý công tác thiết kế xây dựng
    1. Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu traách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện.
    2. Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận những công việc thiết kế chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế xây dựng trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
    ...

    Như vậy, nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng làm tổng thầu thiết kế.

    Nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu trong trường hợp nào?

    Nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu trong trường hợp nào? (Ảnh từ Internet)

    Nhà thầu thiết kế được đề xuất thử nghiệm mô phỏng kiểm tra công trình đối với loại công trình nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 34 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Quản lý công tác thiết kế xây dựng
    ...
    3. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
    4. Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.

    Như vậy, nhà thầu thiết kế được đề xuất thử nghiệm mô phỏng kiểm tra công trình đối với loại công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.

    Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình là gì?

    Căn cứ Điều 86 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:

    Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
    1. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền sau:
    a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng;
    b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng;
    c) Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng;
    d) Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng;
    đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
    2. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các nghĩa vụ sau:
    a) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng;
    b) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
    c) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật này; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ (nếu có). Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
    d) Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
    đ) Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công
    e) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;
    g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình được quy định như trên.

    Trường hợp nào được điều chỉnh thiết kế xây dựng đã phê duyệt?

    Căn cứ khoản 1 Điều 84 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Điều chỉnh thiết kế xây dựng
    1. Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
    a) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;
    b) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.
    ...

    Như vậy, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong 2 trường hợp:

    - Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;

    - Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.

    saved-content
    unsaved-content
    76