Loading


Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát giải quyết phá sản là gì?

Khi kiểm sát việc giải quyết phá sản, Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát giải quyết phá sản là gì?

    Căn cứ Điều 4 Quyết định 435/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định khi kiểm sát việc giải quyết phá sản, Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    - Kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    - Kiểm sát việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    - Kiểm sát việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    - Kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ.

    - Kiểm sát việc mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

    - Kiểm sát việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

    - Kiểm sát việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    - Kiểm sát Nghị quyết Hội nghị chủ nợ.

    - Kiểm sát việc giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ.

    - Kiểm sát việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

    - Kiểm sát việc công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    - Kiểm sát việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

    - Kiểm sát việc xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

    - Kiểm sát việc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

    - Kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị đối với quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

    - Kiểm sát một số quyết định khác của Tòa án trong quá trình giải quyết phá sản.

    - Nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

    - Thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Luật Phá sản.

    - Tham gia phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán hoặc Tổ thẩm phán, Thư ký phiên họp và người đề nghị, người có liên quan tham gia phiên họp; phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên họp.

    - Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo thủ tục đặc biệt.

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản theo quy định của pháp luật.

     

    saved-content
    unsaved-content
    33