Loading


Phải phá dỡ nhà chung cư bị hư hỏng phần móng không? Cải tạo nhà chung cư hỏng phần móng phải lập dự án cải tạo không?

Có phải phá dỡ nhà chung cư bị hư hỏng phần móng không? Khi thực hiện cải tạo nhà chung cư bị hỏng phần móng có cần phải lập dự án cải tạo không?

Nội dung chính

    Có phải phá dỡ nhà chung cư bị hư hỏng phần móng không?

    Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ
    ...
    2. Các trường hợp phải phá dỡ nhà chung cư bao gồm:
    ...
    đ) Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình sau đây: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại điểm c, điểm d khoản này nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại khoản này theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

    Như vậy, phải phá dỡ nhà chung cư bị hư hỏng phần móng mà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ.

    Phải phá dỡ nhà chung cư bị hư hỏng phần móng không? Cải tạo nhà chung cư hỏng phần móng phải lập dự án cải tạo không?

    Phải phá dỡ nhà chung cư bị hư hỏng phần móng không? Cải tạo nhà chung cư hỏng phần móng phải lập dự án cải tạo không? (Ảnh từ Internet)

    Khi thực hiện cải tạo nhà chung cư bị hỏng phần móng có cần phải lập dự án cải tạo không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Nguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
    1. Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và nhà chung cư thuộc tài sản công thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này mà xây dựng lại theo quy hoạch đã được phê duyệt thì phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều này.
    Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc một chủ sở hữu và không phải là tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
    2. Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án, gắn với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị, bảo đảm kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt.
    Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 59 của Luật này mà chưa có trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bố trí chỗ ở tạm thời, thực hiện di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. Sau khi thực hiện di dời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bổ sung vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư của địa phương.
    ...

    Như vậy, khi thực hiện cải tạo nhà chung cư bị hỏng phần móng cần phải lập dự án, gắn với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị, bảo đảm kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt.

    Các hình thức cải tạo nhà chung cư là gì?

    Căn cứ Điều 62 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
    1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu nhà chung cư thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này để thực hiện phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
    2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng vốn từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này trong các trường hợp sau đây:
    a) Toàn bộ nhà chung cư thuộc tài sản công;
    b) Nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 của Luật này, trừ trường hợp toàn bộ nhà chung cư đó thuộc một chủ sở hữu và không phải là tài sản công.
    3. Đối với nhà ở thuộc tài sản công do cơ quan trung ương là đại diện chủ sở hữu, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

    Như vậy, các hình thức cải tạo nhà chung cư là:

    (1) Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu nhà chung cư thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 để thực hiện phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp quy định tại (2) và (3).

    (2) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng vốn từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn không thuộc quy định tại (3) trong các trường hợp sau đây:

    - Toàn bộ nhà chung cư thuộc tài sản công;

    - Nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023, trừ trường hợp toàn bộ nhà chung cư đó thuộc một chủ sở hữu và không phải là tài sản công.

    (3) Đối với nhà ở thuộc tài sản công do cơ quan trung ương là đại diện chủ sở hữu, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

    saved-content
    unsaved-content
    17