Loading


Từ 01/8/2024, trường hợp nào chung cư chưa hết thời hạn sử dụng nhưng phải phá dỡ theo quy định?

Nếu nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng có bị phá dỡ không? Từ 01/8/2024, trường hợp nào chung cư chưa hết thời hạn sử dụng nhưng phải phá dỡ?

Nội dung chính

    Nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng có bị phá dỡ không?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

    Nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ
    1. Nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
    a) Nhà chung cư đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 58 của Luật này và thuộc trường hợp phải phá dỡ;
    b) Nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 58 của Luật này nhưng thuộc trường hợp phải phá dỡ.

    Dựa theo quy định trên nhà chung cư sẽ bị phá dỡ trong 02 trường hợp là nhà chung cư đã hết thời hạn sử dụng, thuộc trường hợp phải phá dỡ và nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng nhưng thuộc trường hợp phải phá dỡ.

    Vậy theo như quy định trên nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 58 của Luật Nhà ở 2023 nhưng thuộc trường hợp phải phá dỡ thì vẫn sẽ bị phá dỡ chung cư.

    Từ 01/8/2024, trường hợp nào chung cư chưa hết thời hạn sử dụng nhưng phải phá dỡ? (Hình ảnh từ Internet)

    Từ 01/8/2024, trường hợp nào chung cư chưa hết thời hạn sử dụng nhưng phải phá dỡ?

    Có thể thấy nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 58 của Luật Nhà ở 2023 nhưng thuộc trường hợp phải phá dỡ thì vẫn sẽ bị phá dỡ chung cư. Theo đó căn cứ vào khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 quy định về trường hợp phải phá dỡ chung cư bao gồm:

    - Nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;

    - Nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;

    - Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;

    - Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau đây: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị;

    - Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình sau đây: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định tại điểm c, điểm d khoản này nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại khoản này theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

    Vậy nên, từ ngày 01/08/2024, những chung cư thuộc diện phải phá dỡ, mặc dù chưa hết hạn sử dụng, vẫn sẽ phải tiến hành phá dỡ.

    Đây là một quyết định quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân và tránh những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. Quy định này không chỉ mang lại sự an tâm cho cư dân mà còn thể hiện trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân. Bên cạnh đó, việc tiến hành phá dỡ cũng cần phải được lên kế hoạch cẩn thận, bao gồm việc di dời cư dân và hỗ trợ họ tìm kiếm nơi ở mới. Tuy nhiên, việc phá dỡ cũng đặt ra một số thách thức như giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và bồi thường cho cư dân, tác động đối với môi trường từ việc phá dỡ và xây dựng lại.

    Trước khi thực hiện phá dỡ thì chủ đầu tư dự án cần làm gì?

    Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Phá dỡ nhà chung cư

    1. Sau khi hoàn thành việc di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức phá dỡ nhà chung cư theo quy định sau đây:

    ...

    b) Trước khi thực hiện phá dỡ, chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải lập phương án phá dỡ gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá dỡ theo đề nghị của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    Như vây, trước khi thực hiện phá dỡ thì chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải lập phương án phá dỡ, sau đó gửi cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án.


    saved-content
    unsaved-content
    47