Loading


Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo?

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo?

    Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 143/2013/NĐ-CP quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính ban hành thì:

    - Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ra quyết định điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người học không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước thành lập Hội đồng xét chi phí bồi hoàn đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 143/2013/NĐ-CP.

    - Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày người học tự ý bỏ việc hoặc có đơn xin thôi việc mà chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động thành lập Hội đồng xét chi phí bồi hoàn đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 143/2013/NĐ-CP.

    - Hội đồng xét chi phí bồi hoàn (sau đây gọi là Hội đồng) có chức năng tư vấn giúp thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn trong việc tính và kiến nghị mức chi phí bồi hoàn.

    Trên đây là nội dung tư vấn về hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC.

    saved-content
    unsaved-content
    19
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ