Loading


Pháp luật quy định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như thế nào? Có những loại chữ ký điện tử nào?

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không? Có mấy loại chữ ký điện tử? Chữ ký số là chữ ký điện tử phải đáp ứng yêu cầu gì?

Nội dung chính

    Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

    Tại Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2023 có quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như sau:

    Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

    1. Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử.

    2. Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.

    3. Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó.

    Như vậy, chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử. Điều này có nghĩa là chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký trên văn bản giấy.


    Pháp luật quy định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như thế nào? Có những loại chữ ký điện tử nào? (Hình từ Internet)

    Có mấy loại chữ ký điện tử?

    Tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 có quy định về chữ ký điện tử như sau:

    Chữ ký điện tử

    1. Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm:

    a) Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;

    b) Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng;

    c) Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.

    2. Chữ ký điện tử chuyên dùng phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

    a) Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;

    b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;

    c) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;

    d) Hiệu lực của chữ ký điện tử chuyên dùng có thể được kiểm tra theo điều kiện do các bên tham gia thỏa thuận.

    ....

    4. Việc sử dụng các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, có 03 loại chữ ký điện tử bao gồm:

    - Chữ ký điện tử chuyên dùng;

    - Chữ ký số công cộng;

    - Chữ ký số chuyên dùng công vụ.

    Chữ ký số là chữ ký điện tử phải đáp ứng yêu cầu gì?

    Tại khoản 3 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 có quy định chữ ký số là chữ ký điện tử đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

    - Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;

    - Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;

    - Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;

    - Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

    - Phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số. Trường hợp chữ ký số chuyên dùng công vụ phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Trường hợp chữ ký số công cộng phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

    - Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bị tiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất; không làm thay đổi dữ liệu cần ký.

    saved-content
    unsaved-content
    62