Loading


Pháp luật quy định như thế nào về báo cáo kết thúc đợt mua lại, hoán đổi công cụ nợ của nhà nước?

Báo cáo kết thúc đợt mua lại hoặc hoán đổi công cụ nợ của nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu gì về nội dung và hình thức, và quy định nào điều chỉnh?

Nội dung chính

    Pháp luật quy định như thế nào về báo cáo kết thúc đợt mua lại, hoán đổi công cụ nợ của nhà nước?

    Báo cáo kết thúc đợt mua lại, hoán đổi công cụ nợ của nhà nước được quy định tại Điều 29 Thông tư 110/2018/TT-BTC hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực ngày 01/01/2019), theo đó: 

    1. Báo cáo Bộ Tài chính
    Sau khi kết thúc đợt mua lại hoặc hoán đổi công cụ nợ theo quy định tại Thông tư này, trong vòng mười (10) ngày làm việc, chủ thể tổ chức phát hành báo cáo Bộ Tài chính các nội dung sau:
    a) Mã và khối lượng công cụ nợ được mua lại; mã và khối lượng công cụ nợ được hoán đổi; mã và khối lượng công cụ nợ bị hoán đổi;
    b) Lãi suất mua lại hoặc lãi suất hoán đổi công cụ nợ tương ứng với từng mã công cụ nợ.
    2. Báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong kế hoạch vay trả nợ của chính quyền địa phương hàng năm các nội dung sau:
    a) Khối lượng công cụ nợ được mua lại; khối lượng công cụ nợ được hoán đổi, khối lượng công cụ nợ bị hoán đổi. Lãi suất mua lại hoặc lãi suất hoán đổi công cụ nợ;
    b) Hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu.

    Trên đây là tư vấn về báo cáo kết thúc đợt mua lại, hoán đổi công cụ nợ của nhà nước.

    saved-content
    unsaved-content
    24
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ