Loading


Phối hợp giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết giữa cơ sở giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng ra sao?

Phối hợp giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết  giữa cơ sở giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng được quy định theo pháp luật như thế nào?

Nội dung chính

    Phối hợp giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết giữa cơ sở giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng ra sao?

    Phối hợp giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết  giữa cơ sở giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

    - Việc phối hợp giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết thực hiện theo Điều 26 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

    - Thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm báo cáo vụ việc với cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trực tiếp. Đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án, Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

    - Cơ quan Điều tra vụ án có người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết phải trao đổi với cơ sở giam giữ những thông tin liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự đối với trường hợp giải quyết cho thân nhân của người chết có đơn đề nghị xin nhận thi hài về an táng.

    - Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà không có nơi cư trú rõ ràng, không xác định được thân nhân, người đại diện hợp pháp thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi thống nhất với Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tổ chức an táng.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    42