Loading


Phục hồi danh dự được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017?

Phục hồi danh dự được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017? Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm ra sao?

Nội dung chính

    Phục hồi danh dự được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017?

    Theo quy định tại Điều 31 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì việc phục hồi danh dự được quy định như sau:

    - Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.

    - Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này.

    Ngoài ra, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số nội dung pháp lý liên quan đến quyền được khôi phục danh dự, cụ thể:

    Quyền được phục hồi danh dự là một quyền cơ bản của công dân. Ngay từ Hiến pháp năm 1992 đã quy định “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh” (Điều 72). Quy định này tiếp tục được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 30 (Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật) và Điều 31 (Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật). Những quy định trên của Hiến pháp đã được cụ thể vào quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    Trên đây là nội dung tư vấn về phục hồi danh sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

    saved-content
    unsaved-content
    28