Loading


Phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện gió chuẩn được quy định như thế nào?

Phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện gió chuẩn? Trình tự xây dựng, thẩm định và ban hành khung giá phát điện như thế nào?

Nội dung chính

    Phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện gió chuẩn được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ 25/11/2022) quy định phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện gió chuẩn như sau:

    Giá vận hành và bảo dưỡng cố định FOMCG (đồng/kWh) của Nhà máy điện gió chuẩn là thành phần để thu hồi chi phí sửa chữa lớn, nhân công và các chi phí khác hàng năm, được xác định theo công thức sau:

    Trong đó:

    : Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này (đồng);

    : Điện năng giao nhận bình quân nhiều năm của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này (kWh).

    2. Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định  (đồng) của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo công thức sau:

    Trong đó:

    SĐTG: Suất đầu tư của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (đồng/kW);

    PG: Công suất lắp đặt của Nhà máy điện gió chuẩn (kW), được xác định là 50.000 kW;

    kG: Tỷ lệ chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định so trong suất đầu tư của Nhà máy điện gió chuẩn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (%).

    Theo đó, phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện gió chuẩn được quy định như trên.

    Phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện gió chuẩn được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ internet)

    Trình tự xây dựng, thẩm định và ban hành khung giá phát điện như thế nào? 

    Theo Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ 25/11/2022) quy định trình tự xây dựng, thẩm định và ban hành khung giá phát điện như sau:

    1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Chủ đầu tư các Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và các Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 11 năm 2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

    2. Trên cơ sở tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quyền thuê tư vấn thực hiện lựa chọn bộ thông số, tính toán, xây dựng khung giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời chuẩn theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này và Nhà máy điện gió chuẩn theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.

    3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi Thông tư này có hiệu lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng khung giá phát điện của Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi, Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển theo quy định tại Điều 11 Thông tư này gửi Cục Điều tiết điện lực thẩm định.

    4. Trình tự thẩm định khung giá phát điện:

    a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện quy định tại Điều 11 Thông tư này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra chi tiết nội dung hồ sơ, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trình duyệt;

    b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung, sửa đổi hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ trình duyệt.

    c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định khung giá phát điện theo phương pháp quy định tại Thông tư này.

    d) Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực tổ chức lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập hoặc lấy ý kiến đối với khung giá thông qua Hội đồng tư vấn do Bộ Công Thương quyết định thành lập.

    Hội đồng tư vấn có tối đa 9 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 01 thư ký, đại diện đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực phát điện.

    5. Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định khung giá phát điện quy định tại khoản 4 Điều này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho các loại hình nhà máy nêu trên và thực hiện thủ tục công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực.

    Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Chủ đầu tư các Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và các Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 11 năm 2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

    Hồ sơ đề nghị phê duyệt khung giá phát điện bao gồm gì?

    Tại Điều 11 Thông tư 15/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ 25/11/2022) quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt khung giá phát điện như sau:

    (1) Tờ trình, tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về giá phát điện các Nhà máy điện mặt trời chuẩn, Nhà máy điện gió chuẩn.

    (2) Bảng thông số và các tài liệu tính toán giá phát điện cho các Nhà máy điện mặt trời chuẩn, Nhà máy điện gió chuẩn theo quy định tại Điều 4, Điều 7 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

    (3) Các tài liệu liên quan đến các thông số tính toán giá phát điện của các Nhà máy điện mặt trời mặt đất, Nhà máy điện mặt trời nổi, Nhà máy điện gió trong đất liền, Nhà máy điện gió trên biển.

    saved-content
    unsaved-content
    55