Loading

15:43 - 20/12/2024

Phương tiện giao thông thông minh là gì? Có các loại phương tiện giao thông thông minh nào?

Phương tiện giao thông thông minh là gì? Có các loại phương tiện giao thông thông minh nào?

Nội dung chính

    Phương tiện giao thông thông minh là gì? Có các loại phương tiện giao thông thông minh nào?

    Căn cứ quy định tạo khoản 4 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì phương tiện giao thông thông minh là xe cơ giới cho phép tự động hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ.

    Đồng thời, Điều 8 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT quy định:

    Phương tiện giao thông thông minh
    Phương tiện giao thông thông minh quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông được phân loại theo cấp độ tự động hóa một phần hoặc toàn phần hoạt động điều khiển phương tiện, cụ thể như sau:
    1. Xe cơ giới cho phép tự động hóa một phần hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ là các xe thuộc cấp độ 1 (Level or Category 1), cấp độ 2 (Level or Category 2) hoặc cấp độ 3 (Level or Category 3) được phân loại và định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO/SAE PAS 22736:2021 Phân loại và định nghĩa đối với các thuật ngữ liên quan đến hệ thống tự lái của xe cơ giới (Taxonomy and definitions for terms related to driving automation systems for on-road motor vehicles);
    2. Xe cơ giới cho phép tự động hóa toàn phần hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ là các xe thuộc cấp độ 4 (Level or Category 4) hoặc cấp độ 5 (Level or Category 5) được phân loại và định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO/SAE PAS 22736:2021 Phân loại và định nghĩa đối với các thuật ngữ liên quan đến hệ thống tự lái của xe cơ giới (Taxonomy and definitions for terms related to driving automation systems for on-road motor vehicles).

    Như vậy, có 02 loại phương tiện giao thông thông minh theo quy định trên.

    Phương tiện giao thông thông minh là gì? Có các loại phương tiện giao thông thông minh nào?

    Phương tiện giao thông thông minh là gì? Có các loại phương tiện giao thông thông minh nào? (Hình từ Internet)

    Điều kiện để phương tiện giao thông thông minh hoạt động là gì?

    Khoản 3 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:

    Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
    ...
    3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
    ...

    Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, phương tiện giao thông thông minh tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện như sau:

    (1) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;

    (2) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, để được tham gia giao thông đường bộ, phương tiện giao thông thông minh phải đáp ứng các điều kiện như trên.

    Có các nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ nào?

    Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:

    Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
    1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
    3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
    5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
    6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
    7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Như vậy, có 07 nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ như trên.

    Thông tư 53/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

    Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    60
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ