Loading


Quản lý và bảo trì đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

Pháp luật quy định nội dung quản lý và bảo trì đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc duy trì hạ tầng giao thông?

Nội dung chính

    Quản lý và bảo trì đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

    Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 thì:

    Nội dung quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa bao gồm:

    - Khảo sát, theo dõi, thông báo tình trạng thực tế của luồng; tổ chức giao thông; thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;

    - Sửa chữa, bảo trì định kỳ hoặc đột xuất luồng, báo hiệu, thiết bị, công trình phục vụ trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa, phương tiện dùng để quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; thanh thải vật chướng ngại; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

    Lưu ý:

    - Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì cụm từ "kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa" được thay thế bằng cụm từ "kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa"

    - Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 thì cụm từ "lụt, bão" được thay thế bằng cụm từ "thiên tai"

    Trên đây là nội dung quy định về việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa.

    saved-content
    unsaved-content
    26