Loading


Quy định của pháp luật về chia thừa kế tài sản không có để lại di chúc như thế nào?

Cha tôi đã hi sinh 1975, cha tôi chỉ có mình tôi là con. Ông nội tôi mất năm 1976. Bà nội tôi mất năm 2000 không để lại giấy tờ tôi có được quyền chia tài sản của ông bà nội để lại không?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về chia thừa kế tài sản không có để lại di chúc như thế nào?

    Trường hợp cha bạn mất năm 1975, năm 1976 ông nội bạn mất, năm 2000 bà nội bạn mất. Ông bà nội bạn mất không để lại di chúc nên di sản thuộc về những người thừa kế theo pháp luật của ông bà nội bạn. Cha bạn mất trước ông bà nội bạn nên bạn là người được hưởng phần di sản mà cha bạn được hưởng nếu còn sống thuộc trường hợp thừa kế thế vị.

    Tuy nhiên, nếu có tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác đã hết nên bạn hoặc các đồng thừa kế khác không còn quyền khởi kiện nữa. Trường hợp các đồng thừa kế không có tranh chấp thì di sản của ông bà nội bạn trở thành tài sản chung của các thừa kế, trong đó có bạn.

    Theo tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 02/2004/QĐ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao  ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình hướng dẫn về việc Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:

    - Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    + Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

    + Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

    + Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ.

    + Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

    - Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo ủy quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản".

    Như vậy, với viện dẫn nêu trên, các đồng thừa kế không có tranh chấp về thừa kế và đều thừa nhận di sản do ông bà nội bạn để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung. Bạn cũng có quyền được chia hoặc yêu cầu chia tài sản chung.

    saved-content
    unsaved-content
    1