Loading


Quy định về nghiên cứu hồ sơ giải quyết phá sản của viện kiểm sát khi có đơn kháng nghị là như thế nào?

Việc nghiên cứu hồ sơ và báo cáo kết quả nghiên cứu của viện kiểm sát khi đã kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Quy định về nghiên cứu hồ sơ giải quyết phá sản của viện kiểm sát khi có đơn kháng nghị là như thế nào?

    Căn cứ Điều 18 Quyết định 435/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định nghiên cứu hồ sơ, báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ và dự thảo đề cương hỏi, văn bản phát biểu ý kiến để tham gia phiên họp như sau:

    - Công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản để tham gia phiên họp khi có đơn đề nghị, kháng nghị đối với quyết mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Phá sản.

    - Việc nghiên cứu hồ sơ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Quy chế này và xem xét kỹ tính có căn cứ và hợp pháp của đề nghị xem xét lại quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của người tham gia thủ tục phá sản, kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới, các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có).

    - Việc báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ việc được thực hiện theo khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Quy chế này; báo cáo phải nêu rõ quan điểm của công chức nghiên cứu hồ sơ đối với đơn đề nghị của người tham gia thủ tục phá sản, kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới.

    - Sau khi báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ, công chức xây dựng dự thảo đề cương hỏi, dự thảo văn bản phát biểu ý kiến để tham gia phiên họp.

     

    saved-content
    unsaved-content
    35