Loading


Quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

Quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào? Những loại tài sản nào được coi là tài sản chung của vợ chồng mà không cần phải đăng ký?

Nội dung chính

    Quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

    Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có rất nhiều điểm mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong đó có những quy định mới về chế độ tài sản của vợ chồng. Điều 34 Luật này quy định về việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng.

    Theo đó, trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    Như vậy, chỉ những tài sản chung được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 phải đăng ký, bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu. Còn những loại tài sản khácdo vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân thì pháp luật không quy định phải đăng ký được hiểu là tài sản chung của vợ chồng. 

    Nếu có tranh chấp về tài sản đó mà không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Vì vậy, không thể hiểu là mọi tài sản chung của vợ chồng đều phải đăng ký và tài sản riêng là đương nhiên.

    Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng hoặc vợ, chồng chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của mình thì khi tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản đó, vợ hoặc chồng có thể tự mình thực hiện giao dịch mà không cần sự đồng ý của người còn lại.

    Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng mà không chứng minh được đây là tài sản riêng thì việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung phải tuân thủ quy định về việc đại diện giữa vợ và chồng. Theo đó, vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

    Như vậy, cũng không thể hiểu là trong mọi trường hợp nếu vợ hoặc chồng chuyển nhượng cho người khác theo Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi tên một người thì không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng.

    Ngay cả trong trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của vợ chồng như quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng”.

    saved-content
    unsaved-content
    56