Loading


Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá có nhiệm vụ hỗ trợ như thế nào theo quy định của pháp luật?

Nhiệm vụ hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá được quy định như thế nào? Đối với tổ chức cai nghiện thuốc lá thì có nhiệm vụ hỗ trợ ra sao?

Nội dung chính

    Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá có nhiệm vụ hỗ trợ như thế nào theo quy định của pháp luật?

    Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 45/2014/TT-BTC hướng dẫn về thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc, chế độ quản lý tài chính và chế độ hạch toán, kế toán đối với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì Nhiệm vụ hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá được quy định như sau:

    Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định tại Điều 29 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Nội dung hỗ trợ cụ thể như sau:
    1. Đối với truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng:
    a) Chi phí biên tập, sản xuất phóng sự, tọa đàm, thông điệp quảng cáo, phim, nhuận bút viết bài về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá để đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm các báo, đài phát thanh, đài truyền hình kể cả các ấn bản điện tử;
    b) Chi phí phát sóng truyền thanh, truyền hình các bản tin, phóng sự, tọa đàm, thông điệp quảng cáo, phim về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá; chi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
    c) Chi xây dựng, sản xuất hoặc nhập khẩu và phát hành các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông, các tài liệu phục vụ cho hoạt động truyền thông;
    d) Chi phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
    đ) Chi tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia không thuốc lá;
    e) Chi hỗ trợ hoạt động của các đội tuyên truyền cơ động trong các đợt mở chiến dịch tuyên truyền tại cộng đồng, đơn vị:
    - Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, ảnh tư liệu và các hoạt động khác;
    - Chi hỗ trợ cho những người trực tiếp tham gia đội tuyên truyền cơ động.
    2. Đối với xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá (gọi tắt là không khói thuốc); phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả:
    a) Chi hỗ trợ cho các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không khói thuốc:
    - Chi các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi; phòng, chống tác hại của thuốc lá; phổ biến pháp luật và các vấn đề khác có liên quan đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức, bao gồm:
    + Chi tổ chức các buổi giao lưu, các lớp giáo dục truyền thông, nói chuyện chuyên đề phù hợp với hoạt động chuyên môn về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
    + Chi hỗ trợ các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức, bao gồm: hỗ trợ tài liệu truyền thông, truyền thanh (xây dựng, biên tập, phát thanh), làm mới, sửa chữa áp phích, khẩu hiệu.
    - Chi hỗ trợ lồng ghép các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương; phong trào quần chúng, hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động xã hội khác của các cơ quan, đơn vị;
    - Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác, hội thảo trao đổi chuyên môn nghiệp vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
    - Chi các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cơ sở;
    - Chi thù lao cho các cộng tác viên tham gia công tác tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi.
    b) Chi cho nghiên cứu, đánh giá trước và sau can thiệp các mô hình;
    c) Chi xây dựng, sản xuất, nhân bản và phát hành các tài liệu hướng dẫn mô hình điểm;
    d) Chi hỗ trợ nhân rộng các mô hình điểm đã thực hiện tốt trong các giai đoạn trước;
    đ) Chi cho các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về xây dựng mô hình đơn vị không khói thuốc;
    e) Chi cho các hội nghị tổng kết và biểu dương khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt;
    g) Chi xây dựng hệ thống theo dõi và giám sát việc thực hiện môi trường không khói thuốc;
    h) Chi tập huấn cho việc kiểm tra, giám sát môi trường không khói thuốc;
    i) Chi tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện môi trường không khói thuốc.
    3. Đối với tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng:
    a) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá, bao gồm:
    - Chi biên soạn đề thi và đáp án;
    - Chi quảng cáo thông tin về các cuộc thi trên báo, đài phát thanh, truyền hình;
    - Chi bồi dưỡng chấm thi, ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả thi;
    - Chi bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức;
    - Chi giải thưởng;
    - Chi tổ chức trao giải thưởng;
    - Chi tổng hợp, báo cáo kết quả cuộc thi.
    b) Chi lễ mít tinh;
    c) Chi phí thuê chuyên gia xây dựng, hướng dẫn và tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng.
    4. Đối với tổ chức cai nghiện thuốc lá:
    a) Chi hỗ trợ nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương pháp hỗ trợ cai nghiện và nghiên cứu phương pháp cai nghiện phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam;
    b) Chi xây dựng và phổ biến các tài liệu truyền thông và tài liệu hướng dẫn về cai nghiện thuốc lá;
    c) Chi cho việc triển khai, ứng dụng phương pháp cai nghiện;
    d) Chi hỗ trợ các cơ sở y tế thành lập đơn vị tư vấn và điều trị cai nghiện;
    đ) Chi các hoạt động hỗ trợ cai nghiện như: tư vấn qua điện thoại, qua internet, tại các cơ sở y tế;
    e) Chi tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết và trao đổi về kinh nghiệm và các phương pháp bỏ thuốc có hiệu quả;
    g) Chi tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ y tế và các nhân viên y tế cộng đồng về tác hại của thuốc lá và phương pháp cai nghiện thuốc lá;
    h) Chi phí thiết lập và duy trì hệ thống quản lý dữ liệu về dịch vụ cai nghiện thuốc lá.
    5. Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả:
    a) Chi triển khai mô hình điểm hỗ trợ cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng;
    b) Chi nghiên cứu phát triển, đánh giá, giám sát và nhân rộng mô hình cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng.
    6. Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, bao gồm các hoạt động:
    a) Chi phí nghiên cứu, xây dựng các giải pháp phòng chống tác hại của thuốc lá, sản xuất, nhân bản và công bố công trình nghiên cứu, bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
    b) Chi phí điều tra, khảo sát, tổng hợp, chi trả bản quyền thông tin, số liệu, tài liệu phục vụ cho việc xây dựng các giải pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
    7. Xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, bao gồm các hoạt động:
    a) Chi thù lao viết bài và thù lao thuyết trình;
    b) Chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
    c) Chi thù lao cho các cộng tác viên về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các tỉnh, thành phố.
    8. Xây dựng nội dung giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học:
    a) Chi xây dựng, sản xuất và phát hành tài liệu giảng dạy về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
    b) Chi tập huấn cho các giáo viên ở các trường phổ thông, giảng viên các trường đại học y dược về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
    c) Chi thí điểm đưa tài liệu giảng dạy về phòng, chống tác hại của thuốc lá vào giảng dạy ở các trường phổ thông, các trường đại học y dược;
    d) Chi đánh giá hiệu quả của việc giảng dạy phòng, chống tác hại của thuốc lá ở các trường phổ thông, các trường đại học y, dược;
    đ) Chi nhân rộng việc đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào giảng dạy ở các trường phổ thông, các trường đại học y dược;
    e) Chi xây dựng chương trình giáo dục từ xa về phòng, chống tác hại của thuốc lá qua truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam.
    9. Thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá, gồm:
    - Chi nghiên cứu, đánh giá các giải pháp chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá;
    - Chi hỗ trợ học nghề ngắn hạn, hỗ trợ chi phí tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm.
    10. Chi hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
    11. Chi giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá;
    12. Các khoản chi khác liên quan đến nhiệm vụ hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của pháp luật.
    Nội dung chi hỗ trợ quy định tại Điều này bao gồm cả chi phí đoàn ra, đoàn vào, chi trả chuyên gia tư vấn, tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, điều tra, khảo sát, công tác phí.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Nhiệm vụ hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 45/2014/TT-BTC.

    saved-content
    unsaved-content
    50
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ