Loading


Quyền và nghĩa vụ của Các bên trong hòa giải và người được mời tham gia hòa giải ở cơ sở

Các bên trong hòa giải và người được mời tham gia hòa giải ở cơ sở có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Nội dung chính

    Tại khoản 3 Điều 2 của Luật Hoà giải ở cơ sở 2013 thì “các bên” có nghĩa là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này

    Theo quy định tại Điều 17 của Luật Hoà giải ở cơ sở thì các bên trong hòa giải có quyền và nghĩa vụ sau:

    1. Lựa chọn, đề xuất hoà giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hoà giải. (trong trường hợp các bên không lựa chọn hoà giải viên thì tổ trưởng tổ hoà giải phân công hoà giải viên tiến hành hoà giải (quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này).

    2. Đồng ý hoặc từ chối hoà giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.

    3. Yêu cầu việc hào giải được tiến hành công khai hoặc không công khai .

    4. Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hoà giải.

    5. Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.

    6. Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.

    7. Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hoà giải.

    Ngoài các quyền và nghĩa vụ trên tại khoản 1 Điều 19 có quy định: Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.

    saved-content
    unsaved-content
    374