Sân gôn 20 lỗ là công trình xây dựng cấp mấy? Nguyên tắc xác định cấp công trình ra sao?
Nội dung chính
Sân gôn 20 lỗ là công trình xây dựng cấp mấy?
Căn cứ Phụ lục I Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng theo tầm quan trọng hoặc quy mô công suất như sau:
T.T | Loại công trình | Tiêu chí phân cấp | Cấp công trình | |||||
Đặc biệt | I | II | III | IV | ||||
1.1.3 | Công trình thể thao | |||||||
| 1.1.3.1. Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao ngoài trời có khán đài (Sân vận động quốc gia, sân thi đấu quốc gia không nhỏ hơn cấp I) | Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ) | > 40 | > 20 ÷ 40 | 5 ÷ 20 | < 5 |
| |
1.1.3.2. Nhà thi đấu, tập luyện các môn thể thao có khán đài (Nhà thi đấu thể thao quốc gia không nhỏ hơn cấp I) | Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ) | > 7,5 | 5 ÷ 7,5 | 2 ÷ < 5 | < 2 |
| ||
1.1.3.3. Sân gôn | Số lỗ |
| ≥ 36 | 18 ÷ < 36 | < 18 |
|
Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì trường hợp xây dựng sân gôn 20 lỗ là công trình xây dựng cấp II.
Sân gôn 20 lỗ là công trình xây dựng cấp mấy? Nguyên tắc xác định cấp công trình ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định cấp công trình ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD thì nguyên tắc xác định cấp công trình được quy định như sau:
(1) Cấp công trình quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BXD được xác định theo các tiêu chí sau:
- Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại công trình quy định tại Phụ lục I Thông tư 06/2021/TT-BXD;
- Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu quy định tại Phụ lục II Thông tư 06/2021/TT-BXD.
(2) Cấp công trình của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư 06/2021/TT-BXD. Trường hợp công trình độc lập không quy định trong Phụ lục I Thông tư 06/2021/TT-BXD thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư 06/2021/TT-BXD và ngược lại.
(3) Cấp công trình của một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục được xác định như sau:
- Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục có quy định trong Phụ lục I Thông tư 06/2021/TT-BXD thì cấp công trình được xác định theo Phụ lục I Thông tư 06/2021/TT-BXD;
- Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục không quy định trong Phụ lục I Thông tư 06/2021/TT-BXD thì cấp công trình được xác định theo cấp của công trình chính (thuộc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ) có cấp cao nhất. Cấp của công trình chính xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD.
(4) Cấp công trình của công trình hiện hữu được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xác định như sau:
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD thì cấp công trình của công trình sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được xác định theo quy định tại Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD;
- Trường hợp khác với quy định tại điểm a khoản này thì cấp công trình của công trình trước và sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp không thay đổi.
Mục đích của việc phân cấp công trình xây dựng là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định như sau:
Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng
1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau:
a) Xác định thẩm quyền khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ; thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình;
b) Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
c) Xác định công trình được miễn giấy phép xây dựng;
d) Xác định công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc;
đ) Xác định công trình có yêu cầu phải lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng;
e) Xác định công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
g) Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
h) Xác định công trình phải thực hiện đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
i) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
k) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
l) Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;
m) Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;
n) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Như vậy, cấp công trình được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau:
- Xác định thẩm quyền khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ 2017; thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình;
- Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
- Xác định công trình được miễn giấy phép xây dựng;
- Xác định công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc 2019;
- Xác định công trình có yêu cầu phải lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng;
- Xác định công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
- Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- Xác định công trình phải thực hiện đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
- Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;
- Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.