Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phúc Thọ Thành phố Hà Nội từ 01/01/2025

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội từ 01/01/2025

Nội dung chính

    Huyện Phúc Thọ được thành lập thêm bao nhiêu xã mới từ 01/01/2025

    Căn cứ khoản 6 Điều 1 Nghị quyết 1286/NQ-UBTVQH15 năm 2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phúc Thọ như sau:

    - Thành lập xã Tích Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,79 km2, quy mô dân số là 8.618 người của xã Thọ Lộc và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,21 km2, quy mô dân số là 9.936 người của xã Tích Giang. Sau khi thành lập, xã Tích Lộc có diện tích tự nhiên là 10,00 km2 và quy mô dân số là 18.554 người.

    Xã Tích Lộc giáp các xã Sen Phương, Trạch Mỹ Lộc, Võng Xuyên, thị trấn Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây;

    - Thành lập xã Long Thượng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 3,26 km2, quy mô dân số là 6.111 người của xã Thượng Cốc và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,78 km2, quy mô dân số là 9.518 người của xã Long Xuyên. Sau khi thành lập, xã Long Thượng có diện tích tự nhiên là 10,04 km2 và quy mô dân số là 15.629 người.

    Xã Long Thượng giáp các xã Hát Môn, Nam Hà, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Võng Xuyên và Xuân Đình;

    - Thành lập xã Nam Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 5,08 km2, quy mô dân số là 2.372 người của xã Vân Hà và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,31 km2, quy mô dân số là 7.652 người của xã Vân Nam. Sau khi thành lập, xã Nam Hà có diện tích tự nhiên là 11,39 km2 và quy mô dân số là 10.024 người.

    Xã Nam Hà giáp các xã Hát Môn, Long Thượng, Vân Phúc, Xuân Đình; huyện Đan Phượng, huyện Mê Linh và tỉnh Vĩnh Phúc;

    - Sau khi sắp xếp, huyện Phúc Thọ có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 01 thị trấn.

    Như vậy, huyện Phúc Thọ của Thành phố Hà Nội được thành lập thêm 03 xã mới sau khi đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: xã Tích Lộc, xã Long Thượng, xã Nam Hà.

    Nghị quyết 1286/NQ-UBTVQH15 năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. 

    Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội từ 01/01/2025 (Hình từ internet)

    Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội từ 01/01/2025 (Hình từ internet)

    Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định như thế nào?

    Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định tại Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017 như sau:

    (1) Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật

    (2) Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt

    - Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

    - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

    - Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.

    (3) Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    - Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;

    - Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

    Chính quyền địa phương cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã được quy định theo Điều 31 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:

    Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
    1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
    2. Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
    4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
    5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.\

    Như vậy, chính quyền địa phương cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn theo như quy định trên. 

    saved-content
    unsaved-content
    90
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT