Loading


Tải mẫu Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ mới nhất

Tải mẫu Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ mới nhất? Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ?

Nội dung chính

    Tải mẫu Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ mới nhất

    Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:

    Hồ sơ, trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
    ...
    2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện như sau:
    a) Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây dựng giao cho cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để đầu tư xây dựng dự án; sau khi có ý kiến của cơ quan này, Bộ Xây dựng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc giao Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.
    Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định, Bộ Xây dựng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ.
    Thời gian cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công có ý kiến trả lời Bộ Xây dựng tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Bộ Xây dựng; thời gian thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

    Theo đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây dựng giao cho cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc chuẩn bị tờ trình, hồ sơ gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương.

    Như vậy, mẫu tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:

    Mẫu tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ

    Mẫu tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ

    Tải mẫu Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ mới nhất: Tải về

    Tải mẫu Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ mới nhất (Ảnh từ Internet)

    Tải mẫu Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ mới nhất (Ảnh từ Internet)

    Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm những gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:

    Hồ sơ, trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
    ...
    3. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm:
    a) Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch theo quy định pháp luật;
    b) Tên dự án;
    c) Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư;
    d) Dự kiến tổng mức đầu tư;
    đ) Dự kiến tiến độ, phân kỳ thực hiện đầu tư (nếu có);
    e) Các yếu tố liên quan đến an ninh và môi trường;
    g) Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
    h) Giải pháp tổ chức thực hiện.

    Như vậy, đối với quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ sẽ bao gồm những nội dung theo quy định trên.

    Hình thức và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 41 Luật Nhà ở 2023 như sau:

    Hình thức và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
    1. Nhà nước đầu tư vốn từ ngân sách, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ.
    2. Cơ quan trung ương có trách nhiệm xác định nhu cầu về nhà ở công vụ và nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này của cơ quan mình hoặc của ngành mình nếu thuộc diện quản lý theo hệ thống ngành dọc gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ giai đoạn 05 năm của các cơ quan trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
    3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ giai đoạn 05 năm cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của Luật này để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và phê duyệt nội dung phát triển nhà ở công vụ quy định tại khoản 5 Điều này cho đối tượng thuộc trường hợp được thuê nhà ở công vụ của địa phương trong kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh theo quy định của Luật này.
    5. Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển nhà ở công vụ quy định tại Điều này bao gồm:
    a) Xác định số lượng, vị trí việc làm của đối tượng thuộc trường hợp được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật này;
    b) Xác định nhu cầu về diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ;
    c) Xác định loại nhà ở, số lượng từng loại nhà ở, tổng diện tích sàn nhà ở cần đầu tư xây dựng hoặc cần mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ trong kỳ kế hoạch;
    d) Dự kiến nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở công vụ, mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ trong 05 năm;
    đ) Trách nhiệm của cơ quan chủ trì triển khai thực hiện và Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
    6. Kế hoạch, nội dung phát triển nhà ở công vụ là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ, mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ.

    Như vậy, hình thức và kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định trên.

    saved-content
    unsaved-content
    207