Tại sao sông Tô Lịch lại bị ô nhiễm? Phương án "hồi sinh" sông Tô Lịch có khả thi không?
Nội dung chính
Tại sao sông Tô Lịch lại bị ô nhiễm? Phương án "hồi sinh" sông Tô Lịch có khả thi không?
(1) Tại sao sông Tô Lịch lại bị ô nhiễm?
Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Hàng ngày, một lượng lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lý được xả thẳng vào sông. Ngoài ra, rác thải tích tụ lâu năm tại lòng sông đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm. Hệ thống thoát nước chưa đồng bộ khiến sông không chỉ phải tiếp nhận nước thải mà còn cả nước mưa cuốn theo chất bẩn. Tình trạng này đòi hỏi giải pháp đồng bộ trong quản lý nước thải và bảo vệ môi trường.
(2) Phương án "hồi sinh" sông Tô Lịch có khả thi không?
Phương án "hồi sinh" sông Tô Lịch, được đề xuất thông qua việc bơm nước từ sông Hồng, đang gây tranh cãi về tính khả thi. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng kế hoạch hiện tại chưa đủ để làm sống lại dòng sông. Các chuyên gia lo ngại việc bơm nước có thể chỉ là giải pháp tạm thời, không giải quyết được triệt để ô nhiễm và cần xử lý rác thải, nước thải một cách đồng bộ.
Tại sao sông Tô Lịch lại bị ô nhiễm? Phương án "hồi sinh" sông Tô Lịch có khả thi không? (Hình từ Internet)
Việc quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 191 Luật Đất đai 2024 về đất bãi bồi ven sông, ven biển quy định như sau:
Đất bãi bồi ven sông, ven biển
1. Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi sông, đất bãi nổi, cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất bãi nổi, cù lao trên biển.
2. Việc quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nào thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện đó quản lý;
b) Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước giao, cho thuê đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đưa đất bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm điều tra, khảo sát, theo dõi, đánh giá quỹ đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở để có kế hoạch khai thác, sử dụng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định giao đất, cho thuê đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở cho người có nhu cầu.
5. Việc sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển dựa trên nguyên tắc bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông và phòng chống thiên tai.
Theo đó, đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi sông, đất bãi nổi, cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất bãi nổi, cù lao trên biển.
Như vậy, việc quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển thực hiện theo quy định, cụ thể:
- Đất bãi bồi ven sông thuộc địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nào thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện đó quản lý;
- Đất bãi bồi ven sông được Nhà nước giao, cho thuê đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trách nhiệm theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 232 Luật Đất đai 2024 về theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai quy định như sau:
Theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
...
4. Trách nhiệm theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc sử dụng đất đối với các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai đối với cấp huyện trực thuộc; đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai đối với cấp xã trực thuộc; đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp huyện;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp xã
Như vậy, các cơ quan có trách nhiệm theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý và sử dụng đất đai bao gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý và sử dụng đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cấp xã.