Thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng bao gồm những nội dung nào?

Nội dung về thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng?

Nội dung chính

    Nội dung thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng được quy định như thế nào? 

    Việc thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng phải đảm bảo các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    - Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;

    - Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư công 2019;

    - Sự phù hợp giữa tổng mức đầu tư của dự án gắn với cân đối vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án; đánh giá các chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong quá trình khai thác dự án;

    - Tác động lan tỏa của dự án đến sự phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các địa phương; đến tạo thêm nguồn thu ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống người dân; các tác động đến môi trường và phát triển bền vững.

    Thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng bao gồm những nội dung nào? (hình từ internet)

    Thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng bao gồm những nội dung nào? (hình từ internet)

    Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng

    Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng bao gồm:

    - Tờ trình thẩm định dự án, bao gồm:

    + Sự cần thiết đầu tư dự án;

    + Mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;

    + Kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công.

    - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định tại Điều 44 Luật Đầu tư công 2019;

    - Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với các dự án theo quy định tại Điều 74 Luật Đầu tư công 2019;

    - Các tài liệu khác có liên quan phục vụ cho việc thẩm định dự án đầu tư công (nếu có).

    Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, ý kiến của cộng đồng dân cư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định là 10 bộ, theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP.

    Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng như thế nào?

    Căn cứ quy định Điều 25 Nghị định 40/2020/NĐ-CP, việc tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:

    (1) Người đứng đầu cơ quan được cấp có thẩm quyền giao lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng và người đứng đầu cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh quyết định hình thức tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của nhiệm vụ như: Ban quản lý, thuê tư vấn quản lý, đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý.

    (2) Chi phí quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch thực hiện theo quy định về chi phí quản lý dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    (3) Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định hình thức tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của nhiệm vụ, quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan như: Ban quản lý, thuê tư vấn quản lý, đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý.

    (4) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng theo quy định của Luật Đầu tư công quyết định hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án, quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan như: Ban quản lý dự án, thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư trực tiếp quản lý.

    (5) Đối với dự án không có cấu phần xây dựng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì việc tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 40/2020/NĐ-CP

    (6) Đối với dự án khẩn cấp không có cấu phần xây dựng:

    - Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án quyết định việc tổ chức quản lý dự án khẩn cấp; tổ chức giám sát thực hiện và nghiệm thu bàn giao dự án hoàn thành phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan;

    - Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án có thể ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án từ giai đoạn lập dự án đến giai đoạn hoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng và chịu trách nhiệm về việc ủy quyền đó.

    saved-content
    unsaved-content
    33
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT