Quản lý, sử dụng tiền thu được từ hoạt động cho thuê, thuê mua, bán nhà ở thuộc tài sản công thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Quản lý, sử dụng tiền thu được từ hoạt động cho thuê, thuê mua, bán nhà ở thuộc tài sản công thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 60 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ hoạt động cho thuê, thuê mua, bán nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện như sau:
(1) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm thu và nộp số tiền thu được từ cho thuê, thuê mua và bán nhà ở thuộc tài sản công hoặc hướng dẫn người thuê, thuê mua, mua nhà ở nộp trực tiếp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan quản lý nhà ở làm chủ tài khoản trước ngày 30 hàng tháng;
(2) Các nội dung về chi phí và mức chi đối với trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở là đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Chi phí quản lý: chi thường xuyên: chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm:
+ Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản trích nộp khác theo quy định hiện hành;
+ Chi thanh toán dịch vụ công cộng: tiền điện, nước, vệ sinh môi trường và các dịch vụ khác; chi mua vật tư văn phòng: công cụ, dụng cụ văn phòng, tủ tài liệu, bàn ghế, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động của đơn vị; chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
+ Chi khấu hao tài sản cố định (nếu có);
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Chi không thường xuyên (nếu có), gồm: chi mua sắm trang thiết bị; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Chi phí hợp lệ (nếu có); gồm:
+ Các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản phí, lệ phí;
+ Chi phí hợp lệ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
(3) Trường hợp đơn vị quản lý vận hành là doanh nghiệp thì chi phí quản lý, vận hành bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý;
- Chi phí vật liệu quản lý;
- Chi phí đồ dùng văn phòng;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Thuế, phí và lệ phí;
- Chi phí dự phòng;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Chi thẩm tra quyết toán chi phí;
- Chi phí bằng tiền khác;
(4) Trường hợp Hội đồng xác định giá bán nhà ở cũ thuộc tài sản công thì chi phí hoạt động bao gồm:
- Chi tổ chức các cuộc họp;
- Chi làm việc ngoài giờ có liên quan đến công việc của Hội đồng xác định giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước;
- Chi cho công tác khảo sát giá (nếu có);
- Chi văn phòng phẩm, in tài liệu, chi phí lưu trữ;
- Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc xác định giá bán nhà ở cũ thuộc tài sản công;
(5) Mức chi đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành.
- Đối với các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng được thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc xác định trên cơ sở khối lượng công việc cần thực hiện và mức giao khoán thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ.
- Đối với những khoản chi không thuộc các trường hợp nêu trên thì thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định nhưng phải đảm bảo phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
(6) Các nội dung khác liên quan đến lập dự toán thu, chi, quyết toán thu, chi đối với hoạt động cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở và quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công quy định tại Điều 60 Nghị định 95/2024/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quản lý, sử dụng tiền thu được từ hoạt động cho thuê, thuê mua, bán nhà ở thuộc tài sản công thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc tài sản công được sử dụng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc tài sản công được sử dụng được sử dụng như sau:
- Đối với số tiền thu được từ việc cho thuê nhà ở thì phải sử dụng vào mục đích bảo trì và quản lý vận hành nhà ở, quản lý cho thuê nhà ở thuộc tài sản công đang cho thuê;
- Đối với số tiền thu được từ việc cho thuê mua, bán nhà ở thì sau khi khấu trừ các chi phí thực hiện bán nhà ở, bên bán nhà ở phải nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 60 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
Bảo hộ quyền sở hữu nhà ở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Nhà ở 2023 quy định về bảo hộ quyền sở hữu nhà ở như sau:
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật Nhà ở 2023.
- Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hóa.
+ Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước quyết định mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Trường hợp mua trước nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm thanh toán theo giá thị trường; trường hợp giải tỏa nhà ở thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp trưng mua, trưng dụng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.