Loading


Thẩm định hồ sơ mời thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định thế nào?

Thẩm định hồ sơ mời thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định như thế nào, và có những quy trình cụ thể nào cần thực hiện để đảm bảo tính chính xác trong lựa chọn nhà đầu tư?

Nội dung chính

    Thẩm định hồ sơ mời thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định thế nào?

    Theo Khoản 2 Điều 75 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 20/04/2020), thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được quy định như sau:

    - Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

    + Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;

    + Dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

    + Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển (nếu có);

    + Tài liệu khác có liên quan.

    - Nội dung thẩm định bao gồm:

    + Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

    + Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;

    + Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

    + Các nội dung liên quan khác.

    - Báo cáo thẩm định bao gồm:

    + Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

    + Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

    + Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

    + Các ý kiến khác (nếu có).

    - Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.

    saved-content
    unsaved-content
    27