Loading


Mức chi phí chọn nhà đầu tư khi cơ quan có thẩm quyền trực tiếp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án sử dụng đất là bao nhiêu?

Ai được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư? Những khoản chi phí nào sẽ được tính vào trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện lựa chọn nhà đầu tư?

Nội dung chính

    Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án sử dụng đất thế nào?

    Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 115/2024/ND-CP quy định về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất như sau:

    - Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Đấu thầu 2023, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư như sau:

    + Công bố dự án đầu tư có sử dụng đất;

    + Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;

    + Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;

    + Đánh giá hồ sơ dự thầu;

    + Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

    + Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

    - Đối với dự án yêu cầu công trình kiến trúc có giá trị theo quy định của pháp luật về kiến trúc, áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Đấu thầu 2023, quy trình thủ tục lựa chọn nhà đầu tư nhau sau:

    + Công bố dự án đầu tư có sử dụng đất;

    + Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;

    + Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;

    + Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

    + Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;

    + Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

    + Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

    - Đối với dự án có yêu cầu đặc thù phát triển kinh tế, xã hội của ngành, vùng, địa phương nhưng chưa xác định được cụ thể tiêu chuẩn về kỹ thuật, xã hội, môi trường, áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật Đấu thầu 2023:

    + Công bố dự án đầu tư có sử dụng đất;

    + Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn một;

    + Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn một;

    + Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn hai;

    + Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai;

    + Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

    + Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

    - Đối với dự án phải xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật Đấu thầu 2023 và các điểm e, g, h, i và k khoản 2 Điều 4 của Nghị định 115/2024/ND-CP:

    + Công bố dự án đầu tư có sử dụng đất;

    + Mời quan tâm;

    + Trường hợp dự án có từ 02 nhà đầu tư trở lên đáp ứng điều kiện mời quan tâm thì thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều  Nghị định 115/2024/ND-CP (đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ) hoặc các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 9 Nghị định 115/2024/ND-CP (đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ) hoặc các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2024/ND-CP (đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ).

    - Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 115/2024/ND-CP.

    Mức chi phí chọn nhà đầu tư khi cơ quan có thẩm quyền trực tiếp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án sử dụng đất là bao nhiêu?

    Mức chi phí chọn nhà đầu tư khi cơ quan có thẩm quyền trực tiếp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án sử dụng đất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Những ai được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 115/2024/ND-CP quy định về đối tượng được ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất như sau:

    (1) Nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;

    (2) Nhà đầu tư cam kết chuyển giao công nghệ, thực hiện hoạt động công nghệ cao đối với các công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu.

    Lưu ý: Khi tham gia dự thầu, nhà đầu tư phải nộp các tài liệu chứng minh giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, quyền sử dụng hợp pháp công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, pháp luật khác có liên quan để được hưởng ưu đãi

    Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư và nội dung chi phí trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện là gì?

    Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Nghị định 115/2024/ND-CP quy định về định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện như sau:

    - Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;

    - Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

    - Chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu được tính bằng 0,03% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;

    - Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư, chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu được tính tối đa bằng 50% mức chi đã thực hiện đối với các nội dung chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 7  Nghị định 115/2024/ND-CP

    Nội dung chi trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 115/2024/ND-CP gồm:

    (1) Chi phí khảo sát thu thập thông tin dự án làm cơ sở lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, gồm chi phí lập đề xuất dự án đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);

    (2) Chi phí vật tư văn phòng, dịch thuật và chi tuyên truyền, liên lạc;

    (3) Chi phí hội nghị phục vụ công tác mời quan tâm, mời thầu, mở thầu;

    (4) Chi phí liên quan đến đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

    (5) Chi phí khác để lập hồ sơ mời quan tâm; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư; mở thầu, giải quyết kiến nghị.

    saved-content
    unsaved-content
    37