Loading


Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia thuộc về ai? Quy trình lập không gian biển quốc gia như thế nào?

Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia thuộc về ai? Quy trình lập không gian biển quốc gia được thực hiện bao gồm các bước nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia thuộc về ai?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Quy hoạch 2017 như sau:

    Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch
    1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
    2. Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch vùng.
    3. Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia.
    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỉnh.

    Như vậy, theo quy định trên Chính phủ tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia.

    Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia thuộc về ai? (Hình từ internet)

    Cơ quan tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia có trách nhiệm như thế nào?

    Cơ quan tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia có trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP như sau:

    Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch
    1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng có trách nhiệm:
    a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch;
    b) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng; xem xét, quyết định xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch giữa cơ quan lập quy hoạch và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
    c) Trình Quốc hội quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác
    d) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch.
    2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia có trách nhiệm:
    a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia;
    b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan tổ chức xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;
    c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;
    d) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch ngành quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng điều kiện về mặt năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này;

    Như vậy, theo quy định trên cơ quan tổ chức lập quy hoạch không gian biển quốc gia có trách nhiệm sau:

    - Quyết định cơ quan lập quy hoạch;

    - Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập đối với quy hoạch không gian biển quốc gia;

    - Trình Quốc hội quyết định quy hoạch không gian biển quốc gia; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan khác

    - Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch.

    Quy trình lập không gian biển quốc gia được thực hiện bao gồm các bước nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Quy hoạch 2017 thì quy trình lập không gian biển quốc gia được thực hiện 08 bước sau:

    (1) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chính phủ phê duyệt;

    (2) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;

    (3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức thẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;

    (4) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng;

    (5) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy hoạch;

    (6) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 Luật Quy hoạch 2017;

    (7) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;

    (8) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định.

    saved-content
    unsaved-content
    34