Loading


Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác minh thông tin?

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền ủy quyền xác minh thông tin liên quan đến thi hành án hay không, và trong những tình huống nào việc này được phép thực hiện?

Nội dung chính

    Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác minh thông tin?

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/05/2020) thì:

    Trường hợp cần xác minh làm rõ thông tin về tài sản, nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của người phải thi hành án hoặc các thông tin khác liên quan đến việc thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có thông tin.

    Như vậy, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có thông tin trong trường hợp cần xác minh làm rõ thông tin liên quan đến việc thi hành án.

    Theo đó: Việc ủy quyền xác minh của cơ quan thi hành án dân sự phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung ủy quyền và nội dung cần thiết khác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm về kết quả xác minh theo nội dung ủy quyền, trả lời bằng văn bản về kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền trong thời hạn sau đây:

    - Đối với việc xác minh tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, thời hạn trả lời kết quả xác minh không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền. Trường hợp khó khăn, phức tạp thì thời hạn gửi kết quả xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.

    - Đối với việc xác minh các loại tài sản và thông tin khác, thời hạn trả lời kết quả xác minh không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.

     

    saved-content
    unsaved-content
    45