Loading


Tổ chức có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng hay không?

Tổ chức có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng hay không? Chứng chỉ năng lực có hiệu lực trong bao nhiêu lâu khi cấp lần đầu?

Nội dung chính

    Tổ chức có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng hay không?

    Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, b khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định:

    Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
    1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
    a) Khảo sát xây dựng;
    b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
    c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
    d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
    đ) Thi công xây dựng công trình;
    e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
    g) Kiểm định xây dựng;
    h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
    2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Trường hợp tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực có lĩnh vực hoạt động xây dựng khác với quy định tại Phụ lục VII Nghị định này thì lĩnh vực hoạt động xây dựng ghi trên chứng chỉ năng lực khi được gia hạn là lĩnh vực quy định tại Phụ lục VII Nghị định này được xác định tương ứng theo kinh nghiệm thực hiện công việc phù hợp của tổ chức kê khai trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.”.
    3. Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:
    a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
    b) Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
    c) Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
    d) Thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình;
    đ) Tham gia hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
    e) Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.
    ...

    Như vậy, tùy vào tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng nào thì mới bắt buộc có hoặc không cần có chứng chỉ năng lực. Cụ thể, tổ chức bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực:

    - Khảo sát xây dựng;

    - Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

    - Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

    - Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

    - Thi công xây dựng công trình;

    - Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

    Và tổ chức không bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia các công việc sau:

    - Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án;

    - Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

    - Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

    - Thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình;

    - Tham gia hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;

    - Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng.

    Tổ chức có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng hay không? (Ảnh từ Internet)

    Chứng chỉ năng lực có hiệu lực trong bao nhiêu lâu khi cấp lần đầu?

    Căn cứ khoản 5 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
    ...
    5. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
    ...

    Như vậy, chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu.

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực là gì?

    Căn cứ Điều 85 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực là:

    - Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực có các quyền sau đây:

    + Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ năng lực;

    + Được hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực;

    + Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp và sử dụng chứng chỉ năng lực.

    - Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực có các nghĩa vụ sau đây:

    + Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ do mình cung cấp khi đề nghị cấp chứng chỉ; nộp lệ phí theo quy định;

    + Hoạt động đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ năng lực được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

    + Duy trì, đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức theo chứng chỉ năng lực được cấp;

    + Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ năng lực;

    + Người đại diện theo pháp luật của tổ chức xuất trình chứng chỉ năng lực và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

    saved-content
    unsaved-content
    56