Loading


Tổ chức thi công xây dựng nhà ở có cần phải bảo hành nhà ở không?

Tổ chức thi công xây dựng nhà ở có cần phải bảo hành nhà ở không? Tổ chức thi công xây dựng bảo hành nhà ở trong những nội dung gì?

Nội dung chính

    Tổ chức thi công xây dựng nhà ở có cần phải bảo hành nhà ở không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 Luật Nhà ở 2023 quy định về bảo hành nhà ở như sau:

    Bảo hành nhà ở
    1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng trang thiết bị nhà ở phải bảo hành trang thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.
    Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng trang thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.
    2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:
    a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;
    b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.
    ...

    Như vậy, tổ chức thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    Tổ chức thi công xây dựng nhà ở có cần phải bảo hành nhà ở không?

    Tổ chức thi công xây dựng nhà ở có cần phải bảo hành nhà ở không? (Hình từ Internet)

    Tổ chức thi công xây dựng bảo hành nhà ở trong những nội dung gì?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 129 Luật Nhà ở 2023 quy định về nội dung bảo hành nhà ở như sau:

    Bảo hành nhà ở
    ...
    2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:
    a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;
    b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.
    3. Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các trang thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.

    Như vậy, tổ chức thi công xây dựng bảo hành nhà ở trong những nội dung đã nêu trên.

    Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

    Căn cứ tại Điều 160 Luật Nhà ở 2023 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch như sau:

    - Giao dịch về mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

    + Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 160 Luật Nhà ở 2023

    + Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo;

    + Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

    + Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    + Không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;

    + Điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

    - Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:

    + Mua bán, thuê mua, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; bán nhà ở trong trường hợp giải thể, phá sản;

    + Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

    + Mua bán, thuê mua nhà ở có sẵn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong các trường hợp sau đây: nhà ở thuộc tài sản công; nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư không thuộc tài sản công;

    + Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;

    + Nhận thừa kế nhà ở.

    Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    - Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở 2023, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp nước, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    saved-content
    unsaved-content
    72