Trách nhiệm của người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành hải quan quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm của người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành hải quan quy định như thế nào?
Trách nhiệm của người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành hải quan quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 về Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
- Tham mưu, giúp thủ trưởng đơn vị: quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị; thực hiện cấp phát, điều động, thu hồi trong phạm vi đơn vị quản lý theo phê duyệt của người có thẩm quyền; thực hiện kiểm tra, đánh giá, kiểm kê vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị.
- Thống kê, ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi việc cấp phát, tiếp nhận, thu hồi, điều chuyển, điều động, chuyển cấp, hư hỏng, mất, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ. Khi bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cá nhân sử dụng phải ghi chép đầy đủ vào Nhật ký sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ (theo Mẫu số 5 đính kèm Quy chế này); kiểm tra vũ khí, công cụ hỗ trợ khi cá nhân giao trả sau khi sử dụng.
- Thực hiện đúng các quy định về bảo quản, quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phòng chống han, gỉ, mối, mọt, ẩm, mốc, mất mát, cháy, nổ và các trường hợp nguy hiểm khác đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ; thực hiện vệ sinh trong, ngoài kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.
- Lập báo cáo định kỳ (theo Mẫu số 3 đính kèm Quy chế này), hoặc đột xuất (theo yêu cầu) gửi Tổng cục Hải quan.
- Lập và ghi chép đầy đủ sổ theo dõi vũ khí, công cụ hỗ trợ toàn đơn vị (theo Mẫu số 4 đính kèm Quy chế này). Sổ theo dõi vũ khí, công cụ hỗ trợ được quản lý theo năm.
- Phối hợp tham gia đoàn kiểm tra của đơn vị cấp trên.
- Thực hiện các quy định khác về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Quy chế này và của pháp luật.