Loading


Trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát trong việc quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh và trật tự được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát trong việc quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh và trật tự được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát trong việc quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh và trật tự được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 42/2017/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 06/12/2017) hướng dẫn Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

    - Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

    - Hướng dẫn việc ghi, sử dụng, quản lý các loại biểu mẫu ban hành theo  Nghị định 96/2016/NĐ-CP và biểu mẫu ban hành tại Thông tư này.

    - Chỉ đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, cụ thể như sau:

    + Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;

    + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh;

    + Ra văn bản chấp thuận để các cơ sở kinh doanh ngoài Quân đội, Công an kinh doanh: Quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng theo quy định tại khoản 3 Điều 13  Nghị định 96/2016/NĐ-CP thuộc thẩm quyền quản lý khi các cơ sở kinh doanh đáp ứng các điều kiện theo quy định;

    + Thực hiện công tác quản lý cơ sở kinh doanh; thường xuyên nắm tình hình, thu thập tài liệu liên quan đến công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội tại các cơ sở kinh doanh; xử lý vi phạm theo thẩm quyền;

    + Có văn bản thông báo cho cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2014;

    + Thông báo bằng văn bản về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh gửi Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cơ sở kinh doanh hoạt động để phối hợp quản lý;

    + Thực hiện chế độ hậu kiểm đối với cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, thanh tra theo quy định; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự theo thẩm quyền;

    +  Hướng dẫn và tập huấn công tác bảo đảm an ninh, trật tự cho các cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý;

    + Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;

    + Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định;

    + Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan tới việc quản lý cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát.

    saved-content
    unsaved-content
    33