Loading


Trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý giết mổ động vật và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm?

Trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý giết mổ động vật và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý giết mổ động vật và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm?

    Căn cứ Điều 76, Luật Thú y 2015, quy định như sau:

    UBND cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

    - Ban hành các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

    - Chỉ đạo xây dựng quy hoạch giết mổ động vật tập trung và lập kế hoạch thực hiện việc giết mổ động vật tập trung.

    - Chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp quản lý việc giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của Pháp luật về thú y.

    - Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.

    - UBND cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

    - Phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai quy hoạch cơ sở giết mổ động vật tập trung.

    - Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn. - Tổ chức thực hiện quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 2 Điều 9 của Luật này.

    UBND cấp xã có trách nhiệm sau đây:

    - Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý việc giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.

    - Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ

    saved-content
    unsaved-content
    44