Loading


Trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tư pháp như thế nào?

Trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tư pháp như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tư pháp như thế nào?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 55/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 16/8/2019) về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trách nhiệm tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tư pháp được quy định cụ thể như sau:

    - Thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi cả nước.

    - Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    - Tham gia ý kiến đối với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi có yêu cầu, trong đó có việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện chương trình hoặc nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh.

    - Xây dựng, thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    - Tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật Trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    - Tổ chức đánh giá độc lập hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    - Định kỳ 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức tổng kết, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    - Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    saved-content
    unsaved-content
    42