Loading


Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng nhà ở là tài sản công thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện ra sao?

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng nhà ở là tài sản công thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?

    Tại khoản 1 Điều 81 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định thủ tục giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công như sau:

    - Người thuê nhà ở có đơn đề nghị kèm theo bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính giấy tờ chứng minh đang sử dụng nhà ở gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đề nghị xem xét giải quyết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tiếp nhận, giải quyết hồ sơ;

    - Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra nội dung nêu trong đơn và lập hồ sơ giải quyết tranh chấp, bao gồm: đơn đề nghị giải quyết tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở; biên bản làm việc với các bên có tranh chấp; biên bản kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà ở (nếu có); hồ sơ quá trình quản lý, sử dụng nhà ở;

    - Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày lập hồ sơ giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm xem xét xác minh thực tế (nếu có), tổng hợp báo cáo và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

    - Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành quyết định giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền; quyết định giải quyết tranh chấp này được gửi đến người có đơn đề nghị, các cá nhân, tổ chức liên quan.

    Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng nhà ở là tài sản công thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện ra sao?

    Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng nhà ở là tài sản công thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện ra sao? (Hình ảnh từ internet)

    Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng nhà ở là tài sản công thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được thực hiện ra sao?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được thực hiện như sau:

    - Người thuê nhà ở có đơn đề nghị kèm theo bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính giấy tờ chứng minh đang sử dụng nhà ở gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Xây dựng (đối với trường hợp nhà ở do cơ quan trung ương quản lý mà không thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý) hoặc gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với trường hợp nhà ở đang thuê do cơ quan này quản lý để được xem xét, giải quyết;

    - Cơ quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 Nghị định 95/2024/NĐ-CP giao cho cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc tiếp nhận hồ sơ;

    - Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra nội dung nêu trong đơn và lập hồ sơ giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 81 Nghị định 95/2024/NĐ-CP;

    - Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày lập hồ sơ giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm xem xét xác minh thực tế (nếu có), tổng hợp và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp báo cáo Bộ Xây dựng hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, quyết định;

    - Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, Bộ Xây dựng hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, ban hành quyết định giải quyết tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở theo thẩm quyền; quyết định giải quyết tranh chấp này được gửi đến người có đơn đề nghị, các cá nhân, tổ chức liên quan.

    Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, hoặc Bộ Công an được thực hiện như sau: Người thuê nhà nộp đơn kèm chứng từ chứng minh quyền sử dụng nhà ở tới cơ quan quản lý tương ứng.

    Cơ quan này tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ trong vòng 30 ngày, sau đó lập hồ sơ giải quyết tranh chấp. Tiếp theo, trong 30 ngày, cơ quan quản lý xác minh thực tế và dự thảo quyết định giải quyết để báo cáo lên Bộ liên quan. Cuối cùng, trong 30 ngày, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, hoặc Bộ Công an ban hành quyết định giải quyết tranh chấp và gửi đến các bên liên quan.

    Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 4 Luật Nhà ở 2023 chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở được quy định như sau:

    (1) Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người đều có chỗ ở thông qua việc thúc đẩy phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, bao gồm nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của cá nhân, gia đình, hỗ trợ vốn để cải tạo, xây dựng lại nhà ở; Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công để cho thuê, cho thuê mua.

    (2) Nhà nước có trách nhiệm tạo quỹ đất ở thông qua phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

    (3) Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính, tín dụng, về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, vật liệu xây dựng mới để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê theo cơ chế thị trường.

    (4) Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính về đất đai, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi, cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách về nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

    (5) Nhà nước có chính sách khuyến khích việc nghiên cứu và ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại nhà ở phù hợp với từng khu vực, từng vùng, miền; có chính sách khuyến khích phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng.

    (6) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm quy hoạch, bố trí diện tích đất, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (7) Nhà nước có chính sách về quản lý, sử dụng nhà ở bảo đảm hiệu quả, an toàn, đúng mục đích và công năng sử dụng của nhà ở.

    Như vậy, nhà nước đã thiết lập 07 chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở. Các chính sách này bao gồm việc phát triển đa dạng loại hình nhà ở, tạo quỹ đất thông qua quy hoạch, và ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở.

    Nhà nước cũng đưa ra các ưu đãi về tài chính, nghiên cứu thiết kế mẫu, và phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quy hoạch và xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo quản lý, sử dụng nhà ở hiệu quả, an toàn, đúng mục đích.

    saved-content
    unsaved-content
    17