Loading


Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện ra sao?

Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện ra sao theo quy định hiện hành?

Nội dung chính

    Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện ra sao?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Hồ sơ, trình tự thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ:
    ...
    2. Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện như sau:
    a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì Bộ Xây dựng giao cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc lập hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật xây dựng và hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư.
    Thời gian Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án tối đa là 15 ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
    b) Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan chuyên môn trực thuộc được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao chuẩn bị hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật xây dựng và hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư.
    Thời gian Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
    c) Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đầu tư dự án.
    Thời gian Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    ...

    Như vậy, theo quy định trên thì trình tự, thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện theo 3 dự án như sau:

    (1) Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư:

    Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì Bộ Xây dựng giao cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc lập hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật xây dựng và hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư.

    Thời gian Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án tối đa là 15 ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

    (2) Dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chủ trương đầu tư:

    Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan chuyên môn trực thuộc được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao chuẩn bị hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật xây dựng và hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư.

    Thời gian Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

    (3) Dự án thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư:

    Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2024/NĐ-CP và tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đầu tư dự án.

    Thời gian Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Lưu ý: Sau khi có quyết định đầu tư, quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư công, pháp luật nhà ở và pháp luật có liên quan.

    Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện ra sao? (Hình từ internet)

    Hồ sơ đề nghị quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ gồm những gì?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2024/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm:

    - Tờ trình đề nghị quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư gồm 03 nội dung sau:

    + sự cần thiết phải đầu tư dự án;

    + mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;

    + kiến nghị nội dung quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án;

    - Quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền;

    - Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;

    - Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

    Nội dung quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ có những nội dung nào?

    Cũng theo quy định tại Điều 27 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, cụ thể tại khoản 3 Điều này có nêu quyết định đầu tư và quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ gồm những nội dung sau:

    - Tên dự án;

    - Tên chủ đầu tư dự án;

    - Mục tiêu, phạm vi, quy mô, địa điểm thực hiện dự án;

    - Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, kế hoạch bố trí vốn để thực hiện dự án;

    - Chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và vận hành sau khi kết thúc đầu tư;

    - Các dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư dự án (nếu có);

    - Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện dự án.

    saved-content
    unsaved-content
    43