Loading


Trong Bộ Quốc phòng, kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi là một quân nhân đang làm việc trong một cơ quan nhà nước. Tôi có một thắc mắc. Trong Bộ Quốc phòng, kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trong Bộ Quốc phòng, kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được pháp luật quy định như thế nào?

    Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định tại Điều 15 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng, như sau:

    1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
    2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Hội đồng quân nhân đối với đơn vị chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
    a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
    b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
    c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
    d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
    3. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
    b) Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
    c) Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
    d) Chăm sóc sức khỏe người lao động;
    đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
    4. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện.
    5. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lập từ tổ sản xuất (hoặc tương đương) trở lên. Mọi người lao động đều có quyền tham gia kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động (thông qua đại diện của người lao động tại đơn vị).
    6. Kinh phí bảo đảm trong kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 142/2017/TT-BQP.

    saved-content
    unsaved-content
    22
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ