Loading


Trong hoạt động tham nhũng cụ thể thuật ngữ  “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu như thế nào?

Trong hoạt động tham nhũng cụ thể thuật ngữ  “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu như thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu trong văn bản?

Nội dung chính

    Trong hoạt động tham nhũng cụ thể thuật ngữ  “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu như thế nào?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định như sau:

    - “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại điểm a khoản 1 các điều 353, 354, 355 và 358 của Bộ luật Hình sự là trường hợp trước đó người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tương ứng nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

    Ví dụ: Nguyễn Văn A đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi tham ô số tiền 500.000 đồng nhưng 06 tháng sau, A lại thực hiện hành vi tham ô số tiền 1.500.000 đồng.

    Trường hợp người có hành vi vi phạm đã bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật, sau đó lại bị cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự về chính hành vi này thì việc bị xử lý kỷ luật trước đó không bị coi là “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”.

    Ví dụ: Nguyễn Văn A đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, sau đó A lại bị xem xét khởi tố về chính hành vi tham ô này thì không được áp dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” đối với A.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    33